Hoàn thiện công tác hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng (Trang 26 - 27)

Theo quy định, mọi khoản thiệt hại trong sản xuất phải được theo dõi chặt chẽ về nơi phát sinh cũng như nguyên nhân dẫn đến các khoản thiệt hại để quy trách nhiệm và có biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trên thực tế, phòng kế toán không theo dõi những khoản chi phí này mà theo dõi riêng tại xí nghiệp, nơi phát sinh các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng. Do đó, không quy trách nhiệm bồi thường, gây tổn thất lớn về chi phí sản xuất. Công ty đã có những nỗ lực trong việc hạn chế những chi phí bất lợi này song không tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt trong khâu quản lý.

Công ty cũng không phân biệt sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được cuối kỳ được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ để kỳ sau sửa chữa. Còn những sản phẩm không sửa chữa được thì coi là phế liệu. Như vậy, toàn bộ chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được hay sửa chữa được đều được hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ. Chính điều này làm tăng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ tiêu giá thành trong kỳ.

Kết chuyển chi phí BTP cho th nh phà ẩm (cuối tháng) 621,622,627(Luyện) 154(BTP) 621(Th nh phà ẩm) Kết chuyển chi phí (cuối tháng)

Trước thực trạng này, Công ty cần thiết phải tổ chức hạch toán kịp thời đầy đủ các khoản thiệt hại trong sản xuất trên cơ sở đó phấn đấu tiết kiệm những khoản thiệt hại này. Muốn vậy kế toán phải hướng dẫn nhân viên xí nghiệp thực hiện tốt ngay từ khâu hạch toán ban đầu. Khi phát sinh thiệt hại về sản phẩm hỏng, nhân viên thống kê phải lập biên bản, xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm và tìm biện pháp xử lý. Đồng thời, hàng tháng nhân viên xí nghiệp có trách nhiệm gửi báo cáo sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi về phòng kế toán để kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng.

Để hoàn thiện công tác tính giá thành giúp cho giá thành sản phẩm được chính xác và việc sản xuất kinh doanh được hiệu quả, Công ty nên hạch toán sản phẩm hỏng như sau: Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thì chi phí sản xuất sản phẩm hỏng được phép tính vào giá thành sản phẩm theo quy định của Nhà nước. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức thì chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không được tính vào giá thành sản phẩm mà phải hạch toán riêng như sau:

Đánh giá sản phẩm hỏng như sau: Chi phí sx

sp hỏng = ∑

Chi phí phát sinh trong kỳ theo khoản

mục

*

Số lượng sp hỏng Tổng sản phẩm sx

Trong tổng chi phí sản phẩm hỏng nếu:

Thu hồi được phế liệu thì kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu dùng sản xuất

Quy trách nhiệm bồi thường vật chất thì kế toán ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ. Còn lại phần thiệt hại sản phẩm hỏng ( Công ty không thu hồi được phế liệu cũng không quy được trách nhiệm bồi thường) thì kế toán hạch toán vào chi phí hoạt động bất thường.

Sau khi đánh giá sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang thì giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Zsp=D đk+ Ctk- D ck – cpsx sp hỏng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng (Trang 26 - 27)