1. Vốn chủ sở hữu
1.2 Phát hành cổ phiếu
Khi tiến hành cổ phần hóa, được sự chỉ đạo của Tổng công ty cơ khí xây dựng, cổ phần của công ty được bán đấu giá tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng ngoại thương, với:
- Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông
- Số vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (10 tỷ đồng) - Tổng số cổ phần: 100.000 cổ phần
- Mệnh giá mỗi cổ phần: 100.000 đồng Trong đó,
+ Cổ phần Nhà nước nắm giữ: 51.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ. + Cổ phần bán cho CBCNV: 21.670 cổ phần, chiếm 21,67% vốn điều lệ. + Số lượng cổ phần bán đấu giá công khai: 27.330 cổ phần.
Giá khởi điểm đấu giá là 125.000 đồng/cổ phần. Cuộc đấu giá, với sự tham gia của hai nhà đầu tư là Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp 18 (COMA
18) và Công ty khóa Minh Khai, được bỏ phiếu kín và giá đấu giá bình quân được xác định cuối cùng là 120.000 đồng.
Sau đợt phát hành lần đầu tiên, công ty đã huy động được 7,267 tỷ đồng. Trong đó, ngoài 5,1 tỷ đồng thuộc quyền nắm giữ của Nhà nước, thì phần còn lại thuộc về 114 cổ đông trong công ty. Những CBCNV trong doanh nghiệp được mua với giá ưu đãi là 100.000 đồng một cổ phần. Nguồn vốn này được dùng để xây dựng trụ sở mới cho công ty và mua các trang thiết bị, trang trải các chi phí cho hoạt động chuyển đổi. Đó là một trong những yếu tố quyết định cho các dự án, kế hoạch kinh doanh của COMA 7 được thực hiện và thúc đẩy cho sự phát triển của công ty.
Công ty COMA 18 và Công ty khóa Minh khai (cả hai công ty đều thuộc Tổng Công ty cơ khí xây dựng). Trong đợt đấu giá, hai cổ đông chiến lược này đã mua với số lượng cổ phần như sau: Công ty COMA 18 mua 5.000 cổ phần, với giá trị là 600 triệu; Công ty khóa Minh Khai mua 1.000 cổ phần với tổng giá trị là 120 triệu. Số cổ phần còn lại là 21.330.
Việc phát hành cổ phiếu của công ty được thực hiện với điều kiện cổ đông là pháp nhân ngoài công ty thì được mua số cổ phiếu tương ứng với số cổ phần là 10% vốn điều lệ, còn cá nhân thì không quá 3%. Ngoài ra, công ty còn quy định tổng số cổ phiếu bán cho các cổ đông ngoài công ty không vượt quá với số cổ phần tương ứng là 30% vốn điều lệ.
Năm 2005, tình hình tài chính của công ty thực sự khó khăn khi các khách hàng của dự án xây dựng nhà chung cư đến đòi lại tiền đặt cọc. Do, công ty đã đầu tư khoảng 8 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, ép cọc bê tông cho dự án này. Nên khi khách hàng liên tục đến đòi lại tiền đã khiến cho lượng tiền mặt của công ty giảm mạnh. Trước tình hình đó, HĐQT COMA 7 quyết định kêu gọi một số nhà đầu tư chiến lược mua số cổ phần còn lại để đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn. Dự kiến số cổ phần này sẽ được bán ra trong 2 năm 2005 và 2006. Nhưng kết quả không được như mong đợi của lãnh đạo công ty. Công ty đã điều chỉnh mệnh giá của cổ phần là 10.000 đồng, và quy định lại số cổ
phần đã phát hành trước đó. Tức là, Nhà nước vẫn chiếm 51% vốn điều lệ nhưng với số cổ phần là 510.000. Năm 2005, công ty chỉ bán được 110.000 cổ phần với tổng số tiền là 1.320 triệu đồng, ứng với 12,1% vốn điều lệ. Trong đó, có một pháp nhân là Nhà máy xi măng Tuyên Quang với 50.000 cổ phần, số còn lại là do 3 cổ đông ngoài công ty nắm giữ.
Năm 2006, công ty đã bán hết số cổ phần còn lại cho 10 cổ đông bên ngoài. Trong đó, Nhà máy xi măng Tuyên Quang mua thêm 50.000 cổ phần với giá trị là 600 triệu, nâng số cổ phần do nhà máy này nắm giữ lên tới 100.000 cổ phần, tương ứng với 10% vốn điều lệ, và Công ty khóa Minh Khai mua số cổ phần còn lại, tức là Công ty này có tổng cộng 63.300 cổ phần, với tổng giá trị là 759.600.000 đồng.
Như vậy, lượng cổ phiếu phát hành lần đầu trong 3 năm (2004-2006) của công ty tổng cộng đạt 5.440.600 nghìn đồng tương ứng với tổng số cổ phần là 490.000. Trong đó chênh lệch từ lần phát hành cổ phiếu này là 546,6 triệu (năm 2004 là 120 tr.đ, năm 2005 là 220 tr.đ, năm 2006 là 206,6 tr.đ) sẽ được hạch toán vào vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong công ty.
Năm 2007, công ty phát hành cổ phiếu lần hai với mục tiêu là để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cụ thể:
- Đảm bảo cơ cấu tài chính đạt mức an toàn, giảm bớt rủi ro về tài chính do lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng và tăng cường khả năng tự chủ về tài chính của công ty.
- Phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu đầu tư các dự án. - Tạo sự gắn bó giữa những người lao động với công ty.
- Tìm kiếm cổ đông chiến lược nhằm tận dụng lợi thế, thế mạnh của cổ đông chiến lược cho sự phát triển của công ty.
- Nâng cao hình ảnh của công ty trước các đối tác, bạn hàng, tăng cường vị thế và năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, dựa trên nhu cầu về vốn phục vụ đầu tư, công ty quyết định phát hành 1 triệu cổ phần phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng.
Thời gian phát hành là từ ngày 03/02/2007. Đối tượng là CBCNV trong công ty, các cổ đông hiện hữu, các nhà đầu tư chiến lược và phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư là tổ chức kinh tế, định chế tài chính.
Nhưng kết quả thực hiện không được như mong đợi cảu HĐQT. Cụ thể, công ty chỉ huy động được 517 triệu đồng từ các cổ đông trong công ty và 111 triệu đồng là kết quả của năm 2008. Nguyên nhân là TTCK rơi vào tình trạng ảm đạm, cùng với tình hình hoạt động không mấy khả quan do ảnh hưởng của thị trường kéo theo sự cẩn trọng của các nhà đầu tư nên trong lần phát hành này, nên COMA7 không huy động được vốn từ các cổ đông ngoài công ty. Trong đợt phát hành này, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của công ty gần như không có chuyển biến.
Ta thấy, trong 5 năm, sau 2 lần phát hành cổ phiếu công ty đã huy động được tổng số vốn là 5.554 triệu đồng. Con số này còn khá khiêm tốn so với khả năng của công ty.
Bảng 6 : Cơ cấu vốn góp ban đầu của các cổ đông trong công ty
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu doanh nghiệp
Về chính sách cổ tức chi trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản tri trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ và bù đắp đủ lỗ trước đó; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải đảm bảo đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Theo điều lệ của công ty, cổ tức có thể được chi trả bằng
STT Tên cổ đông Loại cổ phần Số cổ
phần Giá trị cổ phần (Tr.đ) 1 Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng Cổ phần phổ thông 1.020.00 0 10.200
2 Lê Đồng Sơn Cổ phần phổ thông 15.000 150
3 Nguyễn Văn Thiện Cổ phần phổ thông 10.000 100 4 Nguyễn Thế Hùng Cổ phần phổ thông 10.000 100
5 Trần Như Hưng Cổ phần phổ thông 10.000 100
6 Ninh Văn Đường Cổ phần phổ thông 10.000 100 7 Dương Công Tưởng Cổ phần phổ thông 11.600 116 8 108 cổ đông còn lại Cổ phần phổ thông 215.500 2.155 9 Công ty khóa Minh Khai Cổ phần phổ thông 63.300 759,6 10 Nhà máy xi măng Tuyên
Quang
Cổ phần phổ thông 100.000 1.200 11 Công ty COMA18 Cổ phần phổ thông 50.000 600 12 Các cổ đông khác Cổ phần phổ thông 26.950 323,4
tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác theo quy định. Vì vậy, lợi nhuận sau khi được trích lập cho các quỹ sẽ được chia cho các cổ phần. Tùy tình hình của công ty, HĐQT tạm ứng cổ tức và trả cổ tức cho các cổ đông như sau:
- Tạm ứng sau khi sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm (chậm nhất là trong tháng thứ 2 của quý 3 năm đó).
- Thanh toán 100% cổ tức còn lại sau khi quyết toán năm tài chính và theo Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông (chậm nhất là 30 ngày sau khi có quyết định của đại hội đồng cổ đông).
Trên thực tế tình hình kinh doanh của công ty sau khi cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn nên hàng năm phải bù đắp, chi trả cho khoản lỗ dồn từ những năm trước nên cổ tức chi trả cho cổ đông rất thấp. Cụ thể, các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 tỷ lệ chi trả cổ tức lần lượt là 3%, 4%, 7%, 12%, 9%. Với mức cổ tức như vậy thì việc thu hút các nhà đầu tư thật sự là khó khăn.