Việt Nam với tổng chiều dài bờ biển hơn 3.600km làm ranh giới phía tây của biển Đông có diện tích trên 3,5 triệu km2, Ďứng hàng thứ tư trong 61 biển quan trọng của thế giới. Theo kết quả Ďiều tra cho thấy, nguồn tài nguyên rong biển của nước ta rất phong phú và Ďa dạng bao gồm khoảng 1.000 loài rong biển thuộc 3 ngành rong biển chính là rong Ďỏ, rong nâu và rong lục [24]. Rong nâu ở nước ta
chủ yếu thuộc bộ Fucales là nguồn lợi rong biển tự nhiên lớn nhất với trữ lượng ước tính lên tới 10.000 tấn khô/năm chủ yếu thuộc 04 chi: Sargassum, Turbinaria, Padina, Dictyota [24].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về polysaccharide từ rong biển Ďã Ďược một số nhà khoa học tiến hành. Tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết mới chỉ tập trung vào việc phân loại, Ďánh giá trữ lượng, Ďiều kiện sinh thái, khai thác rong, quy trình chiết tách các polysaccharide từ các rong thu Ďược. Trong khi các nghiên cứu sâu về thành phần, cấu trúc hóa học, hoạt tính, của các chất có hoạt tính sinh học từ rong biển nói chung không nhiều.
Nhóm nghiên cứu về vật liệu biển ở Nha Trang (Viện nghiên cứu khoa học & ứng dụng Công nghệ Nha Trang) với lợi thế Ďịa lý gần vùng biển, tập trung nhiều loại rong biển Ďã có một số kết quả nghiên cứu về rong biển. Các nhà khoa học ở Ďây Ďã thu thập, phân loại rong biển, chiết tách và xác Ďịnh cấu trúc nhiều loại polysaccharide có ứng dụng thực tế cao như agar, carrageenan, alginate hay fucoidan [7], [18], [113].
Tác giả Nguyễn Duy Nhứt [17] với luận án tiến sĩ ― ghi n c u thành ph n hóa học và hoạt tính sinh học của po ysaccharide từ m t số oài rong n u t nh Khánh H a‖ Ďã thành công trong việc xác Ďịnh cấu trúc của 2 phân Ďoạn fucoidan có và không có hoạt tính kháng ung thư chiết tách từ rong nâu Sargassum swartzii và
Sargassum polycystum, bước Ďầu Ďã Ďề xuất mối quan hệ cấu trúc – hoạt tính kháng ung thư của fucoidan.
Bằng phương pháp phổ khối nhiều lần kết hợp với phần mềm Pascal, lần Ďầu tiên cấu trúc hóa học của phân Ďoạn F-20 chiết tách từ rong nâu Sargassum swartzii
có tác dụng gây Ďộc tế bào ung thư Ďã Ďược xác Ďịnh. Fucoidan F-20 có thứ tự cấu trúc thẳng gồm Ďường hexose-disulfate, fucose-sulfate, fucose- hexose-hexose, mạch nhánh gồm fucose-sulfate fucose và diglucuronic acid-hexose [15], [18].
Fuc
[hex-fuc2(SO3H)-fuc(SO3H)-hex-hex-hex-fuc2(SO3H)-fuc2(SO3H)-fuc(SO3H)-hex- hex ] n≥1 uro-uro
Khi nghiên cứu cấu trúc của fucoidan tách chiết từ rong nâu Sargassum polycystum, tác giả Bùi Minh Lý và cộng sự [12] cho thấy fucoidan thu Ďược chứa chủ yếu 4 loại Ďường là fucose, rhamnose, mannose và galactose với tỷ lệ mol là Fuc:Rha:Man:Gal = 4:1:1:1. Cấu trúc bộ khung chính của fucoidan ở Ďây có dạng α-L-fucose liên kết với nhau thông qua cầu nối (1-3) và nhóm thế sulfate nằm chủ yếu ở vị trí C-2 và một phần ở vị trí C-4.
Tác giả Bùi Minh Lý và cộng sự [46] cũng Ďã tiến hành nghiên cứu cấu trúc của fucoidan tách chiết từ rong nâu Sargassum mcclurei ở Việt Nam cũng như khảo sát hoạt tính kháng ung thư của fucoidan thu Ďược. Fucoidan thu Ďược có cấu trúc phân nhánh với thành phần chính là fucose, galactose, mannose, xylose và glucose. Kết quả thử hoạt tính cho thấy fucoidan không có Ďộc tính Ďáng kể sau khi Ďiều trị trong vòng 24 và 48 giờ với liều 1 Ďến 200 μg/mL. Fucoidan từ Sargassum mcclurei ở Việt Nam cả ba phân Ďoạn thử nghiệm Ďều có hoạt tính kháng tế bào ung thư Ďại tràng DLD-1.
Khi khảo sát Ďặc Ďiểm cấu trúc của 5 loài rong nâu phổ biến ở Miền Trung, nhóm tác giả Nguyễn Duy Nhứt và cộng sự [16] cho thấy: hàm lượng D- galactose chiếm tỷ lệ gần bằng của L-fucose trong bốn loài Sargassum polycystum, Sargassum swartzii, Sargassum oligocystum và Sargassum denticarpum trừ mẫu fucoidan từ rong Sargassum mcclurei. Các Ďường D-xylose và D-glucose chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (2-9%) so với Ďường D-rhamnose và D- manose với khoảng 9-17%. Hàm lượng D-xylose lớn nhất ở loài Sargassum denticarpum (9,24%) nhỏ nhất ở loài Sargassum mcclurei (2,53%). Đường D- rhamnose lớn nhất ở loài Sargassum mcclurei (25,25%) nhỏ nhất ở loài
Sargassum polycystum (9,71%). Hàm lượng Ďường D-glucose dao Ďộng không nhiều, lớn nhất ở Sargassum denticarpum (9,83%) nhỏ nhất ở Sargassum mcclurei (4,04%). Hàm lượng sulfate dao Ďộng trong khoảng 20-33% (w/w) so với tổng lượng mẫu phân tích, lớn nhất ở Sargassum mcclurei (33%), nhỏ nhất ở
Sargassum swartzii (20,4%). Ở rong nâu Sargassum swartzii hai phân Ďoạn Ďược tách (F20 và F25) 90% fucoidan thu Ďược có trọng lượng phân tử trên 100 kDa,
hai phân Ďoạn này cho hoạt tính trên tế bào ung thư vú tương Ďối tốt, IC50 của F20 và F25 trên tế bào ung thư vú lần lượt là 13,4 μg/ml và 13,8 μg/ml.
Tác giả Trần Thị Thanh Vân và cộng sự [12], [22] Ďã có nhiều nghiên cứu về thành phần, cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của các polysaccharide như agar, carrageenan và fucoidan từ rong Ďỏ và rong nâu.
Tác giả Thành Thị Thu Thủy và cộng sự [119] Ďã nghiên cứu cấu trúc của fucoidan từ rong nâu Turbinaria ornate thu thập ở Nha Trang – Việt Nam bằng phương pháp ion hóa phun mù Ďiện tử (ESI-MS) và kỹ thuật tán xạ tia X góc nhỏ (SAXS). Ion hóa phun mù Ďiện tử Ďược sử dụng Ďể xác Ďịnh cấu trúc hóa học còn kỹ thuật tán xạ tia X góc nhỏ (SAXS) sử dụng Ďể xác Ďịnh cấu trúc không gian ở kích thước phân tử. Đây là cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu cấu trúc polysaccharide nói chung, fucoidan nói riêng. Kết quả cho thấy fucoidan có hàm lượng sulfate là 25,6% và thành phần chủ yếu là fucose và galactoza (Fuc:Gal ≈ 3:1). Phân tích bằng ion hóa phun mù Ďiện tử cho thấy fucoidan ở Ďây có mạch chính là 3-α-L-Fucp với mạch nhánh →4)-Galp(1→ tại C-4 của vòng fucan. Nhóm sulfate gắn tập trung chủ yếu tại C-2 và một phần ở C-4 của cả fucose và galactose. Kết hợp cấu trúc hóa học, kết quả Ďo tán xạ tia X góc nhỏ và xây dựng mô hình cấu trúc phân tử cho thấy fucoidan phân lập từ rong nâu Turbinaria ornate thu thập ở Nha Trang – Việt Nam có cấu trúc phân tử dạng hình que và có mức Ďộ phân nhánh lớn.
Khi nghiên cứu cấu trúc của fucoidan có hàm lượng sulfate cao Ďược phân lập từ rong nâu Sargassum polycystum bằng sắc ký trao Ďổi ion, tác giả Bilan, Thành Thị Thu Thủy và cộng sự [40] nhận thấy có 2 phân Ďoạn (F3 và F4) có thành phần có cấu trúc hóa học khác với các cấu trúc thường gặp. Nghiên cứu cho thấy, sự phân bố các mảnh galactose dọc theo mạch chính dường như khá phức tạp. Mảnh F4 (là galcatofucan sulfate lần Ďầu tiên Ďược phân lập từ rong nâu) có mạch chính là 3-α-L-fucopyranose 4-sulfate, giống như các fucoidan khác, nhưng mạch ngắn hơn
và xen kẽ có các mảnh Ďơn 2-α-D-galactopyranose, cũng bị sulfate hóa tại C-4.
Việc có các mảnh Ďơn này sẽ ảnh hưởng rất lớn Ďến cấu trúc không gian và sẽ ảnh hưởng tới hoạt tính sinh học của polysaccharide.
Trần Thị Luyến và Ngô Đăng Nghĩa [11] Trường Đại học Thủy sản Nha Trang và Lâm Ngọc Trâm [26] Viện Hải dương học Ďã có một số báo cáo về nghiên cứu công nghệ sản xuất natri alginate Ďể phục vụ cho công nghiệp dệt và thực phẩm. Đây là những nghiên cứu áp dụng công nghệ của Nhật Bản từ Ďầu thập niên 80 của thế kỷ XX và trước Ďó vào Ďối tượng rong mơ Việt Nam. Cho Ďến nay vẫn chưa có một patent nào về công nghệ sản xuất alginate của các tác giả Việt Nam Ďược công bố và hiện không còn một cơ sở nào sản xuất alginate tại Việt Nam.
Tác giả Trần Vĩnh Thiện [21] với luận án tiến sĩ ―Điều chế, khảo sát cấu trúc và tính chất của a ginate và o igosaccharide tách từ rong mơ khu vực Bắc Hải n và ng dụng của chúng‖ Ďã thành công trong việc khảo sát chi tiết ảnh hưởng của các yếu tố Ďến tỷ lệ tách alginate và khối lượng phân tử trung bình của sản phẩm trong quá trình Ďiều chế alginate từ rong mơ khu vực Bắc Hải Vân theo quy trình acid cũng như cấu trúc của các alginate thu Ďược.
Tác giả Trần Thị Văn Thi [20] Ďã Ďưa ra các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác Ďược phân lập từ rong mơ (Sargassum) thu thập ở Thừa Thiên-Huế. Kết quả cho thấy hàm lượng alginate dao Ďộng trong khoảng 16,84-41,63% so với nguyên liệu khô, trong Ďó cao nhất là loài
Sargassum polycystum C.Ag. (41,63%), hàm lượng fucoidan trong các mẫu rong dao Ďộng trong khoảng 5,36-8,43%, hàm lượng laminaran tương Ďối thấp, dao Ďộng từ 3,72-4,42%. Fucoidan thu Ďược có hàm lượng L-fucose: 32%, hàm lượng carbohydrate: 48,65-59,26%, hàm lượng sulfate: 32,85 – 38,43%, hàm lượng protein: 1,86%.