Tiêu chuẩn loại trừ

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện k từ tháng 12 (Trang 37 - 45)

- Kết quả giải phẫu bệnh lý không phải ung thư đại trực tràng.

- Bệnh nhân phẫu thuật ung thư đại trực tràng nhưng không cắt được u, không có kết quả sinh thiết trước mổ là ung thư đại trực tràng.

- Bệnh nhân sau mổ không được bổ sung dinh dưỡng sớm qua đường miệng bằng dung dịch Prosure mà bằng dung dịch khác hoặc bằng đường tĩnh mạch.

- Các bệnh nhân không có hồ sơ bệnh án đầy đủ, không có thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng cần thiết cho nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Là một nghiên cứu lâm sàng mô tả tiến cứu có can thiệp, có đối chứng và theo dõi dọc.

2.2.1. Thu thập thông tin

Học viên trực tiếp tiếp xúc, khám bệnh nhân trước mổ lấy thông tin, ghi nhận đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu nghiên cứu trước mổ.

Trực tiếp tham gia mổ để ghi nhận các tổn thương trong quá trình mổ, phương pháp phẫu thuật, tai biến, biến chứng nếu có.

Trực tiếp tham gia chăm sóc tham gia chăm sóc bệnh nhân trong quá trình điều trị hậu phẫu để ghi nhận cụ thể các diễn biến sau mổ.

2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.2.1. Một số đặc điểm chung

* Tuổi:

- Tính tuổi lúc được điều trị phẫu thuật. - Chia thành các nhóm < 40, 40-60, >60 * Giới - Nam - Nữ * Nghề nghiệp - Công nhân - Nông dân - Cán bộ - Nghỉ hưu - Nghề nghiệp khác * Lý do vào viện - Ỉa máu - Đau bụng

- Rối loạn tiêu hóa

* Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến lúc được chẩn đoán là Ung thư đại trực tràng và mổ

- Tính bằng tháng

- Chia thành các nhóm <=3 tháng, 4-6 tháng, 7-12 tháng, 13-18 tháng, > 18 tháng.

* Tiền sử

- Bệnh liên quan đại trực tràng - Bệnh khác phối hợp

2.2.2.2. Đặc điểm lâm sàng

* Triệu chứng cơ năng - Đau tức bụng

- Ỉa máu - Mót rặn

- Đi ngoài nhầy máu - Thay đổi khuôn phân

- Thay đổi thói quen đi ngoài: Ỉa lỏng hay táo bón. * Triệu chứng thực thể

- Sờ thấy khối u( qua khám bụng, qua thăm trực tràng) - Tình trạng ổ bụng: Tắc ruột.

* Triệu chứng toàn thân

- Thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt - Gày sút cân

- Hạch ngoại vi - BMI

BMI = Cân nặng(Kg)/ Chiều cao(m²)

Phân loại dựa theo phân loại của WHO cho khu vực châu Á năm 2006 BMI< 16: Gày độ III

16<=BMI<=16,99: Gày độ II 17<=BMI<=18,49: Gày độ I

18,5<=BMI<=24,9: Bình thường 25<=BMI<=29,9: Tiền béo phì BMI>= 30: Béo phì 2.2.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng * Xét nghiệm huyết học - Hồng câu - Bạch cầu - Hemoglobin - Hematocrit - Tiểu cầu - Nhóm máu - Nhóm máu * Nồng độ CEA: - Bình thường: < 5ng/ml - Tăng nồng độ: >=5ng/ml * Xét nghiệm sinh hóa máu - Đường máu - Ure - Creatinin - Protein - SGOT - SGPT - Bilirubin

- Điện giải: Kali, Natri, Clo, Canxi * Nội soi đại trực tràng

- Vị trí tổn thương - Kích thước tổn thương

+ Chiếm 1/4 chu vi + Chiếm 1/2 chu vi + Chiếm 3/4 chu vi + Chiếm toàn bộ chu vi

- Số lượng tổn thương dọc khung đại trực tràng - Các dạng tổn thương ung thư thường gặp + Thể sùi

+ Thể loét

+ Thể thâm nhiễm + Thể chít hẹp + Polyp ung thư hóa + Thể dưới niêm mạc

- Sinh thiết tổn thương qua nội soi - Mô bệnh học

* Siêu âm ổ bụng

- Di căn gan, phần phụ, các tạng khác trong ổ bụng - Hạch ổ bụng

- Dịch ổ bụng

- Sự xâm lấn của u ra các tổ chức, cơ quan lân cận

- Các tổn thương bệnh lý kèm theo của các cơ quan khác * Chụp cắt lớp vi tính

- Dịch ổ bụng

- Di căn gan, phần phu, các tạng khác trong ổ bụng - Hạch ổ bụng

- Sự xâm lấn của u ra các tổ chức lân cận

- Các tổn thương bệnh lý kèm theo của các cơ quan khác * X quan tim phổi

- Di căn

- Các bệnh lý khác kèm theo.

2.2.2.4. Điều trị phẫu thuật

* Tổn thương trong mổ - Vị trí u, kích thước u

- Đánh giá mức độ xâm lấn thành đại trực tràng - Xâm lấn u ra các tổ chức, cơ quan lân cận

- Xâm lấn, di căn ra các tạng khác trong ổ bụng, phúc mạc. - Hạch to dọc cuống mạch đại trực tràng

- Dịch ổ bụng

- Các tổn thương của cơ quan khác * Phương pháp phẫu thuật

- Cắt đại tràng phải - Cắt đại tràng trái - Cắt đại tràng Sigma - Cắt toàn bộ đại tràng - Phẫu thuật Hartmann - Phẫu thuật Miles - Lấy u tại chỗ - Hậu môn nhân tạo - Phương pháp khác

* Các phẫu thuật kèm theo

- Các tổn thương di căn, xâm lấn

- Các tổn thương phối hợp của các cơ quan khác.

2.2.2.5. Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh lý

- Vị trí u

+ > 5cm + <= 5cm

- Phân loại đại thể + U sùi loét

+ Loét thâm nhiễm + Polyp ung thư hóa

- Mức độ biệt hóa tế bào u( Theo phân độ mô học UTBM tuyến theo phân loại của WHO năm 2000)

+ Biệt hóa cao + Biệt hóa vừa + Kém biệt hóa

- Thể mô bệnh học( Theo phân loại của WHO năm 2000) + UTBM tuyến

+ UTBM tuyến nhầy + UTBM tế bào nhỏ + UTBM tế bào nhẫn + UTBM tế bào vẩy + UTBM tuyến vẩy + UTBM không biệt hóa

- Phân loại giai đoạn bệnh theo TNM Giai đoạn 0 (TisN0M0)

Giai đoạn Ia( T1N0M0) Giai đoạn Ib( T2N0M0)

Giai đoạn II( T3N0M0 T4N0M0) Giai đoạn IIIa( T1-4N1M0) Giai đoạn IIIb(T1-4N2M0)

- Phân loại theo Dukes và Astler Coller

2.2.2.6 Chăm sóc và theo dõi sau mổ

* Biến chứng sau mổ - Chảy máu sau mổ - Dò miệng nối

- Nhiễm trùng vết mổ - Viêm phổi

- Đái khó

- Biến chứng khác

* Thời gian vận động sau mổ

Tính từ lúc kết thúc cuộc mổ đến khi bệnh nhân đứng dậy ra khỏi giường và sinh hoạt chủ động

* Thời gian có nhu động ruột trở lại * Thời gian nằm viện sau mổ(ngày)

Tính từ thời gian bệnh nhân nằm viện sau mổ đến khi bệnh nhân xuất viện hoặc chuyển sang điều trị khoa khác.

2.2.3. Xử lý số liệu

- Mã hóa số liệu theo bệnh án nghiên cứu - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

- Kiểm định mối tương quan giữa các định lượng bằng kiểm định khi bình phương, p< 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

CHƯƠNG 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện k từ tháng 12 (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w