Một số câu hỏi và bài tập minh họa

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: ĐỊA LÍ (Trang 98 - 135)

II. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN CÂU HỎI GẮN VỚI THỰC TIỄN

2. Một số câu hỏi và bài tập minh họa

a) Chương trình Địa lí 6

Ví dụ 1

- Khi sử dụng bản đồ, chúng ta cần biết những quy ước về phương hướng của bản đồ, đồng thời cũng cần biết cách xác định vị trí của các địa điểm trên bản đồ, nghĩa là phải biết cách xác định tọa độ của bất cứ địa điểm nào trên bản đồ.

Câu 1:

Trên tờ bản đồ tỉ lệ 1:200.000, người ta đo được khoảng cách giữa Hà Nội - Hải Dương là 3 cm và Hà Nội - Phú Thọ là 6 cm. Hãy cho biết khoảng cách trên thực địa giữa các địa điểm trên là bao nhiêu km?

………

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Khoảng cách thực địa giữa Hà Nội – Hải Dương là 60 km. Hà Nội –

Phú Thọ là 120 km.

Mức không đầy đủ: Tính đúng khoảng cách từ Hà Nội – Hải Dương hoặc Hà Nội –

Phú Thọ

Mức không tính điểm

- Các câu trả lời khác - Không trả lời

Câu 2:

Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu? ………

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105km. Trên một bản đồ

Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là 1: 700.000

- Không trả lời

Ví dụ 2

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Địa hình trên bề mặt Trái Đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của hai lực đối nghịch nhau: nội lực và ngoại lực. Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

Câu 1:

Quan sát hình dưới đây để nhận thấy tác hại của động đất?

... ... ...

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Nêu được các tác hại của động đất như sập nhà, chết người, hủy hoại

- Các hậu quả của động đất không liên quan tới hình ảnh - Không trả lời

Câu 2: Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn

có con người sinh sống?

... ... ...

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Trả lời được các ý

- Núi lửa phun thường gây tác hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham của nó có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương.

- Nhưng các vùng đất đỏ do dung nham của núi lửa đã bị phân huỷ rất phì nhiêu, tơi xốp, thoáng khí thích hợp cho một số cây trồng, nên có sức hấp dẫn rất lớn về nông nghiệp đối với dân cư quanh vùng.

Mức không đầy đủ: Trả lời được 1 trong 2 ý như mức đầy đủ Mức không tính điểm

- Câu trả lời khác - Không trả lời

Ví dụ 3

LỚP VỎ KHÍ

Lớp vỏ khí bao quanh Trái Đất có vai trò vô cùng quan trọng, con người và các loài sinh vật khác không thể tồn tại nếu thiếu đi lớp vỏ khí.

chân núi, sau đó bạn áy bắt đầu đi xuống. Khi đi xuống, bạn ấy đã tranh cãi với bạn của mình rằng “càng lên cao không khí càng nóng vì bạn ấy đã toát mồ hôi khi đến nơi”. Nhận định đó đúng hay sai, em hãy đưa ra lời giải thích cho kết luận của mình?

……… ……… ……… ………

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Nhận định trên là sai vì trong tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ không

khí càng giảm, bạn học sinh đó thấy nóng là vì bạn ấy đã phải đi bộ khi leo núi thôi.

Mức không đầy đủ: Chỉ trả lời nhận đính đó là sai nhưng không giải thích

ddwwowcj hoặc giải thích không chính xác nguyên nhân.

Mức không tính điểm

- Câu trả lời khác - Không trả lời

Câu 2:

Vẫn với ý của câu hỏi 3, nếu nhiệt độ dưới chân núi tại thời điểm bạn học sinh ấy leo núi là 26oC, thì tại điểm dừng chân (cao hơn 500m so với chân núi) sẽ có nhiệt độ là:

A. 29oC B. 31oC C. 23oC D. 21oC HƯỚNG DẪN CHẤM Mức đầy đủ: Chọn phương án C Mức không tính điểm

Ví dụ 4

THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

Đây là bản tin dự báo thời tiết của hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tại thời điểm 08h41’ ngày 02/03/2014 và dự báo thời tiết của 2 ngày kế tiếp (nguồn: http://hn.24h.com.vn/ttcb/thoitiet/thoitiet.php cập nhật ngày 02/03/2014)

Câu 1:

Con số chỉ nhiệt độ của TP. Hồ Chí Minh (23oC) và Hà Nội (21oC) vào ngày 02/03/2014 có ý nghĩa gì? Em hãy mô tả sơ lược cách tính toán để có thể ra được con số này?

……… ………

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Giải thích theo ý “Đó là chỉ nhiệt độ trung bình trong ngày đó, cách

tính là đo nhiệt độ của Hà Nội vào ngày 02/03/2014 vào các thời điểm 5h sáng, 13h chiều và 21h tối, sau đó cộng vào và chia trung bình”.

Mức không đầy đủ: Chỉ trả lời được một trong hai ý của câu hỏi Mức không tính điểm:

Câu 2:

Em hãy cho biết, yếu tố nào chỉ đặc điểm thời tiết của Hà Nội trong bản tin dự báo thời tiết bên trên?

A. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong các ngày 2/3, 3/3 và 4/3 có sự thay đổi B. Cứ vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm là Hà Nội lại diễn ra hiện tượng

mưa phùn và sương mù

C. Có hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù diễn ra trong các ngày 2/3, 3/3 và 4/3

D. Cứ vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm, nhiệt độ ở Hà Nội cao hơn thời điểm tháng 12 và tháng 1.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Chọn các phương án A, C

Mức không đầy đủ:

- Chỉ chọn được một trong hai phương án

- Chọn được một phương án đúng, các lựa chọn khác bị sai

Mức không tính điểm:

- Câu trả lời khác - Không trả lời

Câu 3:

Hà Nội nằm ở vĩ độ khoảng 21o01’B – 105o51’Đ, TP. Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ khoảng 10o10’B – 106o22’B. Theo em, nhiệt độ trung bình trong năm của Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh cao hơn? Hãy giải thích lí do tại sao một cách ngắn gọn nhất? ………

Mức không đầy đủ: Chỉ nêu được địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao hơn là

thành phố Hồ Chí Minh nhưng không giải thích được hoặc giải thích không chính xác lí do.

Mức không tính điểm: - Câu trả lời khác - Không trả lời b) Chương trình Địa lí 7 Ví dụ 1 DÂN SỐ

Dân số vừa là nguồn lao động vừa là thị trường tiêu thụ của cải vật chất cho xã hội. Dự báo đến cuối thế kỉ XXI, dân số thế giới sẽ đạt ngưỡng 15 tỷ người. Số lượng dân số tăng lên nhanh chóng như vậy có phải chỉ tạo ra những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế toàn cầu hay không?

Câu hỏi 1: Dân số

Trước khi đánh bại thực dân Pháp vào năm 1954, Việt Nam là một nước nghèo nàn, lạc hậu, tỉ lệ gia tăng dân số của Việt Nam rất thấp, trung bình chỉ đạt hơn 1%. Các lí do chính dẫn đến hiện tượng này là gì? Khoanh vào ‘đúng’ hoặc ‘sai’ ứng với mỗi trường hợp.

Do bệnh dịch Đúng/Sai

Do chiến tranh Đúng/Sai

Do y tế kém phát triển Đúng/Sai

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Tất cả các câu trả lời theo thứ tự: Sai/Đúng/Đúng/Đúng Mức không đầy đủ:

- Trả lời được 3 trên 4 ý - Trả lời được 2 trên 4 ý - Trả lời được 1 trên 4 ý

Mức không tính điểm:

- Các lựa chọn khác - Không trả lời

Câu hỏi 2: Dân số

Thông qua biểu đồ dưới đây, hãy giải thích nguyên nhân tại sao hiện tượng “Bùng nổ dân số” lại diễn ra ở nhóm nước đang phát triển?

...

HƯỚNG DẪN CHẤM Mức đầy đủ: Nguyên nhân

- Tỉ lệ dân ở nhóm nước đang phát triển gấp 4 lần so với nhóm nước phát triển. - Tỉ lệ sinh ở nhóm nước đang phát triển còn rất cao.

Mức không đầy đủ:

- Chỉ nêu một trong hai nguyên nhân trên

- Nêu được các nguyên nhân nhưng chưa rõ ràng

Mức không tính điểm:

- Các câu trả lời khác - Không trả lời

Câu hỏi 3: Dân số

Hậu quả tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh đến kinh tế, xã hội và môi trường:

A. Ô nhiễm môi trường

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Các đáp án A, B, C, E Mức không đầy đủ

- Chỉ chọn được 3 trên 4 phương án đúng - Chỉ chọn được 2 trên 4 phương án đúng - Chỉ chọn được 1 trên 4 phương án đúng

Mức không tính điểm:

- Các lựa chọn khác - Không trả lời

Ví dụ 2

SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

Loài người đã có mặt trên Trái Đất từ hàng triệu năm về trước. Cho đến nay, con người có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, từ những vùng đồng bằng màu mỡ đến những vùng núi cao hiểm trở. Nhìn vào hình ảnh vệ tinh chụp Trái Đất về đêm, chúng ta thấy được rất nhiều điều, đầu tiên là sự phân bố dân cư.

kém phát triển hay một khu vực có điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng có nền kinh tế - xã hội phát triển để sinh sống? Hãy cho biết lí do tại sao em chọn khu vực sinh sống đó?

... ...

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Lựa chọn khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển để sinh

sống. Do những khu vực này có điều kiện sống tốt, có việc làm, có điều kiện để khắc phục những trở ngại của thiên nhiên.

Mức không đầy đủ:

- Lựa chọn khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Do những khu vực này có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thuận tiện cho sinh hoạt, sức khỏe tốt.

- Chỉ lựa chọn khu vực mà không đưa ra lập luận để giải thích cho lựa chọn.

Mức không tính điểm: Không trả lời Câu hỏi 2: Các loại hình quần cư

... ... ... ...

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Đầy đủ các ý trả lời

- Quần cư nông thôn.

- Nguyên nhân do mật độ dân cư ở khu vực này rất thấp (nhà cửa thưa thớt, quy mô nhỏ), xung quanh khu vực sinh sống của người dân có các cánh đồng, chứng tỏ người dân ở khu vực đó phần lớn tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Mức không đầy đủ: Chỉ trả lời được một trong hai ý

- Chỉ lựa chọn được đúng loại “quần cư nông thôn”, không đưa ra lời giải thích đúng - Chỉ lựa chọn được đúng loại “quần cư nông thôn”, không đưa ra lời giải thích.

Mức không tính điểm:

- Dạng quần cư thành thị - Không trả lời

Câu hỏi 3: Đô thị hóa

Ngày nay, trên thế giới, dân cư có xu hướng sống trong các đô thị. Các siêu đô thị cũng dần được hình thành, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Việt Nam cũng có hai thành phố có số dân trên dưới 7 triệu người là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo em, ở các thành phố lớn này của Việt Nam, người dân sẽ gặp phải những khó khăn gì?

HƯỚNG DẪN CHẤM Mức đầy đủ: Chọn A, C, D Mức không đầy đủ:

- Chọn được 2 trên 3 phương án đúng - Chọn được 1 trên 3 phương án đúng

Mức không tính điểm:

- Các lựa chọn khác - Không trả lời

Ví dụ 3

DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG (3)

Một gia đình đang có dự định chuyển đến một thành phố gần đó vì đã tìm được việc làm ổn định với mức thu nhập tốt hơn. Trong khi một người mẹ để lại gia đình ở quê lên thành phố để buôn bán kiếm tiền cho con học hành. Một thanh niên chuyển đến một tỉnh rất xa quê để xây dựng vùng kinh tế mới theo một chương trình của Chính phủ. Như vậy, trong một phạm vi lãnh thổ, có rất nhiều sự thay đổi về chỗ ở của con người với nhiều lí do khác nhau. Ở Việt Nam, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai nơi có tỉ lệ nhập cư rất cao.

Tỉ lệ xuất cư và nhập cư của cả nước, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 (đơn vị: %)

Khu vực Tỷ suất nhập cư Tỷ suất xuất cư

CẢ NƯỚC 9,7 9,7

Hà Nội 10,8 4,9

của cả nước là do:

A. Nơi đây có điều kiện sống tốt hơn B. Nơi đây có nhiều đất để ở hơn C. Nơi đây có nhiều việc làm hơn

D. Nơi đây có nhiều tài nguyên thiên nhiên

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Chọn cả 3 phương án A, C

Mức không đầy đủ: Chỉ chọn được 1 phương án đúng Mức không tính điểm:

- Các lựa chọn sai - Không trả lời

Câu 2: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

Hãy chọn những trường hợp thể hiện sự di dân tự do đến hai thành phố trên. Khoanh vào ‘đúng’ hoặc ‘sai’ ứng với mỗi trường hợp.

Lí do di dân Đúng hoặc sai

Đến làm công nhân tại khu công nghiệp Đúng/Sai Để tìm kiếm việc làm mới Đúng/Sai Được cơ quan chuyển công tác đến Đúng/Sai Đi bán hàng rong trên đường phố Đúng/Sai

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Chọn đúng theo thứ tự các lựa chọn là Đúng/Đúng/Sai/Đúng Mức không đầy đủ:

Mức không tính điểm:

- Các lựa chọn đều bị sai - Không trả lời

Câu 3: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

Sự bùng nổ đô thị ở hầu hết các quốc gia thuộc đới nóng, trong đó có Việt Nam, chủ yếu là do di dân tự do. Theo em, quá trình di dân tự do này sẽ để lại những hậu quả gì? ... ...

HƯỚNG DẪN CHẤM

Mức đầy đủ: Nêu các hậu quả

- Thiếu việc làm, thất nghiệp - Thiếu nhà ở

- Ô nhiễm môi trường - Tệ nạn xã hội nảy sinh - Thiếu trường học, bệnh viện

Mức không đầy đủ: - Chỉ chọn được 4 trên 5 ý - Chỉ chọn được 3 trên 5 ý - Chỉ chọn được 2 trên 5 ý - Chỉ chọn được 1 trên 5 ý Mức không tính điểm:

- Các lựa chọn sai hoàn toàn - Không trả lời

hơn các quốc gia thuộc đới nóng. Nhưng các quốc gia này vẫn phải đối mặt với những vấn đề môi trường.

Bản đồ đo mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời trên thế giới của NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kì) cùng các nhà khoa học thuộc Đại học North Carolina

Câu 1: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Một bản tin về môi trường của vnexpress.net được đăng tải vào thứ tư, ngày 23/2/2011 đưa thông tin về tình hình ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc – một quốc gia thuộc đới ôn hòa):

không khí tại Bắc Kinh thấp đến nỗi nó nằm ngoài bảng chỉ số ô nhiễm không khí của Hoa Kì.

Sở Môi trường Bắc Kinh cũng thông báo chất lượng không khí tại phần lớn thành phố đang ở cấp độ 5 – mức tồi tệ nhất trong lịch sử.

“Người già và trẻ em không nên ra khỏi nhà”, một quan chức giấu tên của Sở Môi trường Bắc Kinh, phát biểu.

Bắc Kinh luôn được coi là một trong những thành phố có mức ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Những cơn gió mạnh giúp bầu trời Bắc Kinh quang mây và xanh trong phần lớn

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: ĐỊA LÍ (Trang 98 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w