Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Do đó, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh cho hàng da giày Việt Nam xuất khẩu là một chiến lược lâu dài và hết sức khó khăn. Nhưng thực sự đó là hướng phát triển tích cực và đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thị trường quốc tế. Những việc mà chúng ta đang tiến hành chỉ là “Bước đi đầu tiên trên con đường đầy gian khó ấy”.
Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng tối đa những cơ hội đó và hạn chế những tác dụng tiêu cực mang lại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, thực hiện các cam kết WTO sẽ đặt các nhà sản xuất Việt Nam trước những đòi hỏi phải có những điều chỉnh, thích nghi nếu muốn thành công.
Đề án của em đã hoàn thành được những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về sức cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp da giày Việt Nam.
- Phân tích thực trạng về sức cạnh tranh của hàng giày dép Việt Nam trên thị trường thế giới dựa trên các yếu tố của mô hình “5 viên kim cương” của M.Porter.
- Phân tích những thời cơ và thách thức có được từ việc chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Đề xuất một số giải pháp từ phía doanh nghiệp, nhà nước và hiệp hội da giày Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng da giày Việt Nam trên thị trường quốc tế.
. Em hy vọng chuyên đề sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam lên một tầm cao mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
MỤC LỤC
Chương I: Lý luận chung về cạnh tranh và sức...2 cạnh tranh của ngành...3