Thách thức:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam. (Trang 25 - 27)

- Tính cạnh tranh của cả ngành Da - Giầy Việt Nam còn yếu so với các nước xuất khẩu giầy dép trong khu vực, đặc biệt là với nước xuất khẩu giầy lớn (như Trung Quốc) do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn chưa theo kịp các nước và giá không cạnh tranh. Khi Việt nam gia nhập WTO sự cạnh tranh này khốc liệt hơn. Là hai nước láng giềng nên điều kiện sản xuất của Việt Nam và Trung Quốc là khá tương đồng, nhưng Trung Quốc có lợi thế hơn về nguồn nguyên vật liệu, và họ cũng tận dụng tốt hơn về nguyên liệu. Thị trường chủ yếu mà Trung Quốc khai thác là hàng hóa giá rẻ và tấn công len lỏi vào khắp tất cả các thị trường, từng cửa hàng nhỏ. Hơn nữa hai nước trong khu vực ASEAN là Indonesia và Thái Lan cũng đang tham gia sâu hơn, mạnh mẽ hơn vào thị trường xuất khẩu giày dép này cũng tạo ra sự cạnh tranh đối với nước ta.

- Thiếu đội ngũ thiết kế tạo mẫu và phát triển sản phẩm và đội ngũ cán bộ marketing, kinh doanh giỏi - lực lượng chủ yếu quyết định chuyển đổi phương thức sản xuất (Từ gia công sang tự sản xuất toàn bộ), tạo điều kiện để DN có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng. Mặc dù chúng ta đang chiếm lĩnh khoảng 10% thị trường xuất khẩu giày dép toàn thế giới nhưng mà sức cạnh tranh thực sự không cao vì mẫu mã của chúng ta không đa dạng, đội ngũ tiếp thị cũng không giỏi. Và chủ yếu chúng ta đang phải làm phận gia công cho nước ngoài, bị ép giá, về mọi mặt. Trong điều kiện

mở ngày thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng hơn theo quy chế MFN thì họ sẽ còn có thể chiếm lĩnh thị trường hơn nữa.

- Ưu thế của Việt Nam về công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng đã có những khó khăn và có những biến động lớn; Công tác đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất. Lao động trong ngành giày dép của nước ta chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, vì thế năng suất lao động thường không cao và khó có thể nắm bắt được công nghệ mới. Vì thế mỗi lần có chuyển đổi công nghệ là cả một vấn đề đối với doanh nghiệp trong việc đào tạo lại lao động. Hơn nữa nhu cầu lao động hiện nay đang dần chuyển sang lao động có tay nghề, mà công tác đào tạo của nước ta chưa đáp ứng kịp.

- Một số doanh nghiệp trong ngành có quy mô không lớn, chưa chủ động tiếp cận được với thị trường, vẫn phải gia công qua các đối tác trung gian nên hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế, sản xuất dễ bị biến động do không có khách hàng truyền thống. Nhiều DN trong ngành chưa sẵn sàng hội nhập. Có thể là do tư tưởng ỷ lại nhu trong giai đoạn bao cấp, các doanh nghiệp trước nay thường hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, vì thế trong bối cảnh hội nhập dễ bị các doanh nghiệp lớn chèn ép.

- Sức ép về các rào cản phi thương mại như : các rào cản kỹ thuật, chính sách bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu giày dép lớn, yêu cầu về thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, yêu cầu về đạo đức kinh doanh … Trên đây là một số những yêu cầu cơ bản mà những nước lớn hay áp dụng khi mà những biện pháp thuế quan dần dần phải bãi bỏ. Nhất là rào cản kỹ thuật và những yêu cầu về trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh.

- Sức ép đối với các doanh nghiệp da giầy về lao động, việc làm, thu nhập, và đảm bảo các chế độ cho người lao động. Vì hầu hết là đều làm gia công cho các công ty nước ngoài nên chúng ta hay bị họ chèn ép về giá. Hiện tại mức lương trung bình của công nhân da giày đang thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w