Xuất hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CPTMXM Thành Đạt

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xi măng tại công ty CPTMXM thành đạt (Trang 38)

c. Kế toán chi phí sản xuất chung

3.3. xuất hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CPTMXM Thành Đạt

Thứ nhất : Để hạn chế việc dùng phương pháp thủ công trong tập hợp chi phí và tận dụng tối đa tác dụng của phần mềm kế toán trong quá trình hạch toán kế toán, theo em việc cần phải làm là tổ chức mã hóa các loại NVL, CCDC, danh mục khách hàng, danh mục nhà cung cấp. Chẳng hạn ở Công ty có 2 loại NVL A, NVL B ta tiến hành mã hóa trên phần mềm kế toán là : “ NVL A = N001”, “ NVL B = N002”. Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan ta chỉ cần nhập N001, N002 vào phần mềm kế toán sẽ xuất hiện các thông tin trong quá khứ đã phát sinh của loại NVL đó. Tiến hành mã hóa tương tự đối với danh mục khách hàng, ví dụ : “ Công ty TNHH Nhất Long - Số 19- Cầu Giấy - Hà Nội = K01”…

Việc mã hoá giúp cho Công ty tiện theo dõi tình hình xuất- nhập- tồn nguyên vật liệu cũng như chi tiết công nợ của khách hàng. Do đó sẽ giảm bớt được rất nhiều công việc cho kế toán, hạn chế được những sai sót không đáng có do hạch toán thủ công, tạo điều kiện tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ hai : Việc áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng chưa đảm bảo được công tác quản lý từng TSCĐ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập kế hoạch nâng cấp và mua mới tài sản cố định phục vụ sản xuất. Công ty cần có một sự quản lý TSCĐ một cách cụ thể, phân loại rõ hơn để áp dụng từng phương pháp khấu hao đối với mỗi loại TSCĐ cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Đối với những TSCĐ như máy cắt da, máy khâu, máy phun sơn... Đây là những TSCĐ có tốc độ hao mòn nhanh, đặc biệt là hao mòn vô hình, đòi hỏi phải khấu hao nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Theo em, đối với những loại tài sản này nên sử dụng phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh được tiến hành theo các bước sau:

+ Xác định thời gian sử dụng của TS cố định theo phương pháp đường thẳng. + Xác định mức khấu hao hàng năm của TSCĐ

Mức trích khấu hao hàng năm = Gía trị còn lại của TSCĐ X Tỷ lệ của TSCĐ

Trong đó, Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ x Hệ số điều chỉnh nhanh theo phương pháp đường thẳng

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây

Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Dưới 4 năm (t <= 4 năm)

Từ 4 đến 6 năm (4 năm < t<= 6 năm) Trên 6 năm (t > 6 năm)

1.5 2.0 2.5

Những năm cuối, khi mức khấu hao xác định theo số dư giảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữan giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Thứ ba : Việc sử dụng 1 hệ số giá chung cho tất cả các loại nguyên vật liệu và một hệ số giá cho tất cả các loại công cụ dụng cụ trong Công ty như đã phân tích ở trên làm cho công tác hạch toán chi phí thiếu chính xác. Theo em nên đổi cách tính giá trị thực tế vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn cho từng thứ vật tư.

Phương pháp bình quân liên hoàn: Sau mỗi lần nhập VL, kế toán tính đơn gía bình quân sau đó căn cứ vào đơn gía bình quân và lượng VL xuất để tính giá VL xuất.

Hiện nay tại Công ty chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí bằng tiền khác được tính chung cho cả Công ty mà không phân bổ để biết cụ thể những chi phí này phát sinh cụ thể ở mỗi phân xưởng là bao nhiêu. Theo em, để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí thì kế toán nên phân bổ chi phí bằng tiền khác theo tiêu thức phân bổ là tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng, còn chi phí khấu hao TSCĐ thì kế toán nên tập hợp theo từng phân xưởng theo chi phí khấu hao thực tế phát sinh ở từng phân xưởng. Kế toán nên mở sổ TSCĐ để theo dõi nơi sử dụng TSCĐ có chi tiết rồi căn cứ vào mức trích khấu hao TSCĐ để lập bảng phân bổ khấu hao sử dụng TSCĐ chi tiết cho từng phân xưởng.

Thứ tư : Về việc luân chuyển chứng từ. Chứng từ là bằng chứng chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để kế toán quản lý chi phí và ghi sổ kế toán cho nên việc luân chuyển chứng từ kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, tại Công ty vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà chứng từ không được tập hợp kịp thời dẫn tới công việc dồn vào cuối tháng, đôi khi việc hạch toán CPSX không đảm bảo đúng kỳ (Chi phí phát sinh ở kỳ này nhưng lại phản ánh ở kỳ sau). Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo và ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy, để giảm tình trạng luân chuyển chứng từ chậm và giảm bớt công việc cho kế toán lúc cuối kỳ, Công ty cần quy định về thời gian giao nộp chứng từ, quy định rõ ràng chế độ thưởng phạt đối với việc hoàn nhập chứng từ.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải sản xuất ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, tiết kiệm tối đa chi phí, tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại phòng kế toán Công ty CPTMXM Thành Đạt, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong Công ty và sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS. Phạm Đức Hiếu em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm Xi măng tại Công ty CPTMXM Thành Đạt ”.

Trong chuyên đề này em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị của mình với

mong muốn giúp cho Công ty hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí sản xuất sản phẩm sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đúng hợp lý với chế độ kế toán hiện hành.

Mặc dù trong thời gian nghiên cứu em đã rất cố gắng nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, ban giám đốc, và các cô chú trong phòng kế toán để chuyên đề này được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Đức Hiếu, ban giám đốc Công ty, cán bộ phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2011 .

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xi măng tại công ty CPTMXM thành đạt (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w