VIÊN MẦM NON ĐẾN NĂM 2017 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
3.1. Một số cơ sở có tính nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.1.1. Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng và nhà Nước
Tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, trong đó đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.
Theo đó, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của đất nước.
Về giáo dục mầm non, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%.
Về giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.
Về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 – 400.
Về giáo dục thường xuyên, kết quả xoá mù chữ được củng cố bền vững. Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.
Một trong những hướng giải pháp quan trọng được đưa ra trong Chiến lược, đó là cần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Trên cơ sở đánh giá chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tham khảo chương trình tiên tiến của các nước, thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốc phòng - an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp học sinh phổ thông.
Đồng thời, cần đổi mới chương trình, tài liệu dạy học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học; phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mở rộng các hình thức học tập; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học...
Đưa ra nhiều giải pháp quan trọng khác nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đã đặt ra, như: đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục...
3.1. 2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Phú Thọ
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2013. Đẩy mạnh thực hiện ba khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Các chi tiêu cụ thể:
* Chỉ tiêu kinh tế:
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 7% trở lên; GDP bình quân đầu người trên 24 triệu đồng;
- Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp tăng 5,0%;
- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,0% trở lên; - Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 8,6% trở lên;
- Giá trị xuất khẩu 630 - 650 triệu USD;
- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 2.954 tỷ đồng; - Tổng vốn đầu tư xã hội 13,4 nghìn tỷ đồng trở lên;
- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp 26,6%, công nghiệp - xây dựng 41,1%, dịch vụ 32,3%.
* Chỉ tiêu về xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,38%;
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 14,8%; - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0% trở lên;
- Số lao động được giải quyết việc làm 22,9 nghìn người. Xuất khẩu lao động khoảng 2,5 nghìn người.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 52%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 36%. - Số trường học đạt chuẩn quốc gia: 43 trường.
- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 87%, tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa 85,5%; tỷ lệ khu dân cư có nhà văn hóa đạt 100%. Phủ sóng truyền hình 100% diện tích và dân số.
- Số xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới: 05 xã đạt chuẩn, 26 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 78%; tổng số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới giai đoạn 2011-2020): 90 xã, phường (tăng thêm 39 xã so năm 2013).
* Chỉ tiêu về môi trường:
- Tỷ lệ xã thu gom rác thải nông thôn tập trung: 46,18% (115 xã).
- Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 89%. - Độ che phủ rừng đạt 50,5%.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Lào Cai
Bảo đảm nền kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai phát triển bền vững; phấn đấu xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân; tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; quốc phòng an ninh giữ vững, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 13%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,5%/năm;
- Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, đạt 31,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và đạt 63,1 triệu đồng/người/năm vào năm 2020;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 34,1%, dịch vụ đạt 38,0% và nông - lâm - thuỷ sản giảm xuống còn 27,9% trong GDP; đến năm 2015 cơ cấu tương ứng của các ngành đạt 40,1% - 43,6% - 16,3% và đến năm 2020 đạt 40,7% - 49,6% - 9,7%.
- Phấn đấu giảm mức sinh bình quân hàng năm khoảng 0,4‰ để ổn định quy mô dân số khoảng 703,6 nghìn người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 1,4%, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 1,3%;
- Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 8,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,4%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,0%/năm; tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2010 đạt 27,5%, năm 2015 đạt 38,9% và năm 2020 đạt 53,6%;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 20% vào năm 2010, dưới 5% vào năm 2015 và đến năm 2020, cơ bản không còn hộ nghèo;
- Tạo việc làm mới bình quân hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cho khoảng 9,5 nghìn người, giai đoạn 2011 - 2020 cho khoảng 5,5 nghìn người;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2010 đạt 36%, năm 2015 đạt trên 55%, năm 2020 đạt trên 75%;
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2010 giảm xuống còn 26%, năm 2015 giảm còn 20%, năm 2020 giảm còn 15%;
- Giữ vững ổn định chính trị, xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia
3.1.2.3. Mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Hà Giang
Xây dựng Hà Giang trở thành thành phố du lịch miền núi biên giới, có nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở phát huy tốt các lợi thế so sánh
của thành phố về điều kiện tự nhiên, xã hội, nguồn tài nguyên, đất đai và lao động; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh ngành kinh tế mũi nhọn là thương mại - dịch vụ - du lịch, đồng thời coi trọng phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp và sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sáng - xanh - sạch - đẹp của đô thị trung tâm, đậm bản sắc văn hóa địa phương; ưu tiên phát triển kinh tế vùng nông thôn để rút ngắn khoảng cách giữa hai vùng nội thành và ngoại thành.
Đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế - xã hội; chăm lo phát triển các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng xã hội văn minh, kỷ cương, đậm đà bản sắc dân tộc.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 19% -> 16% (đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 14,0%). Dự báo đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12-14%.
Cơ cấu kinh tế: Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp.
- Đến năm 2015: Thương mại, dịch vụ chiếm 70,8%; Công nghiệp - Xây dựng 24,8%; Nông - Lâm nghiệp 4,4%.
- Đến năm 2020: Thương mại, dịch vụ chiếm 74,45%; Công nghiệp - Xây dựng 22,55%; Nông - Lâm nghiệp 3,0%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,5 triệu đồng/người năm 2015 và 66,9 triệu đồng/người vào năm 2020.
Tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế thành phố đến năm 2015 đạt 2.146 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 4911 tỷ đồng.
Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2015 đạt từ 300 tỷ đồng trở lên, năm 2020 đạt từ 550 tỷ đồng trở lên.
- Phấn đấu hạ tỷ lệ tăng dân số từ 1,293% năm 2012 xuống còn 1,2% năm và 1,0% năm 2020, giảm thiểu hộ sinh con thứ 3.
- Đến năm 2015 đưa tỷ lệ hộ khá và giàu đạt từ 71% trở lên, đến năm 2020 tỷ lệ hộ khá và giàu đạt từ 75% trở lên; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,46% năm 2012 xuống còn dưới 1% vào giai đoạn 2016 - 2020.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở, duy trì tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng theo các chương trình của nhà nước đạt 100%; đưa tỷ lệ số trạm y tế xã, phường có bác sỹ đạt 40% năm 2015 và đến năm 2020 đạt 45%.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 85% số trường đạt chuẩn Quốc gia, 100% giáo viên đạt chuẩn, đến năm 2020 tất cả các trường học trên địa bàn thành phố đạt chuẩn Quốc gia.
- Đến năm 2020, tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt 100%.
- Đến năm 2020, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 85% trở lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 80%.
- Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phấn đấu đến năm 2020 có 100% dân số được nghe đài TNVN và xem truyền hình, 100% xã, phường có bưu điện văn hóa và có điểm truy cập Internet. Đạt tỷ lệ 80 thuê bao Intenet/100 dân, 160 thuê bao điện thoại/100 dân.
3.1.3. Căn cứ vào định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017
3.1.3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh Phú Thọ
- Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng đồng bộ, toàn diện, chuẩn hóa và hiện đại, gắn giáo dục với đào tạo; phát triển giáo dục và đào tạo phải đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng với nhu cầu xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
* Về giáo dục mầm non
Phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh.
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non; triển khai chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.
Đẩy mạnh việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn.
Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, các nhóm/lớp mầm non độc lập, tư thục ở các khu công nghiệp tập trung.
* Về giáo dục tiểu học
- Năm 2015: Duy trì 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1; có trên 98% trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, trên 90% học sinh học 2 buổi/ngày; có 80% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; đạt khoảng 104,4 nghìn học sinh; có 306 trường.
Quy mô giáo viên đạt 6.306 người; có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên (trong đó có 80% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn); cán bộ quản lý đạt bình quân 2,5 người/trường; nhân viên đạt bình quân 2,5 người/trường;