c. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn sử dụng khẩu phần bổ
thấp, thấp nhất lô 8 với mức bổ sung riềng 0,5%. Lô 2 bổ sung kháng sinh chlotetracyclin
tỷ lệ mất nước bảo quản là cao nhất 3,05%, lô không sử dụng kháng sinh và thảo dược tỷ lệ mất nước bảo quản cao 3,01%. Khả năng giữ nước trong thịt là do sự thay đổi điện tích liên quan đến pH, nếu pH cao hơn thấp hơn điện tích tiêu chuẩn đều làm tăng khả năng giữ nước của thịt.
* Độ dai và mùi vị của thịt
Độ dai và mùi vị của thịt thay đổi đáng kể khi sử dụng kháng sinh thảo dược. Việc đánh giá mùi vị của thịt dựa trên nếm cảm quan của mọi người và hầu hết họ đều cảm nhận được độ dai và mùi thơm, vị ngọt của thịt lợn trong khẩu phần sử dụng thảo dược so với 2 lô đối chứng và sử dụng kháng sinh. Điều này cho thấy việc sử dụng kháng sinh thảo dược không ảnh hưởng tới mùi vị của thịt lợn. Nguyên nhân của độ dai và mùi vị của thịt được tăng lên khi sử dụng kháng sinh thảo dược là trong thảo dược có chất chống oxy hóa làm giảm oxy hóa mỡ trong suốt quá trình bảo quản thức ăn, cho ăn, quá trình sản xuất và bảo quan thịt. Quá trình oxy hóa mỡ sẽ làm thay đổi mùi vị của thịt tươi và trong quá trình chế biến thịt.
3.6. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn sử dụng khẩu phần bổ sungthảo dược thảo dược
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt chúng tôi tính toán cho mỗi đầu lợn về thu từ việc bán lợn trừ đi các khoản về nuôi dưỡng, thuốc thú y, chi phí về giống và nhân công chăm sóc. Chi phí này được tính theo giá thị trường trong giai đoạn xuất chuồng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt có bổ sung kháng sinh thảo dược
Chỉ tiêu theo dõi Lô thí nghiệm
1 2 3 4 5 6 7 8
KL đầu thí nghiệm (kg) 6,50 6,70 6,70 6,60 6,50 6,40 6,40 6,50 KL kết thúc thí nghiệm (kg) 80,60 87,60 83,70 84,60 83,70 83,80 85,40 86,80 KL tăng thêm (kg) 74,10 80,90 77,00 78,00 77,20 77,40 79,00 80,30 Thức ăn tiêu tốn (kg) 164,44 160,66 163,20 161,89 164,57 163,10 162,04 163,03 Số ngày tiêu chảy (ngày) 64,53 15,11 30,28 12,76 27,39 28,18 17,99 14,42
CP con giống (nghìn đồng) 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00 500,00 (1)CP thức ăn (nghìn đồng) 2,056 2,008 2,040 2,024 2,057 2,039 2,026 2,038 (2)CP điều trị (nghìn đồng/ngày) 323 76 151 64 137 141 90 72 Tổng chi phí (nghìn đồng) 2,878 2,584 2,691 2,587 2,694 2,680 2,615 2,610 (3)Tổng thu (nghìn đồng) 3,466 3,767 3,599 3,638 3,599 3,603 3,672 3,732 Lợi nhuận (nghìn đồng) 588 1,183 908 1,050 905 924 1,057 1,122
Ghi chú: Lô 1: Không kháng sinh và thảo dược; Lô 2: 50ppm chlotetracylin, lô 3: 0,25% bột cỏ sữa, lô 4: 0,5% bột cỏ sữa, Lô 5: 0,25% bột rẻ quạt, Lô 6: 0,5% bột rẻ quạt, Lô 7: riềng 0,25%, Lô 8: riềng 0,5%.
(1) giá thức ăn được tính 12.500đ/kg;(2) chi phí điều trị được tính 5000đ/ngày, (3) giá lợn được tính 43.000đ/kg
Qua bảng 3.6 cho thấy, bổ sung thảo dược vào khẩu phần ăn cho thấy hiệu quả kinh tế tương đương với việc bổ sung kháng sinh trong khẩu phần và cao hơn rõ rệt so với chăn nuôi lợn sử dụng khẩu phần không bổ sung kháng sinh. Cụ thể khi bổ sung kháng sinh và thảo dược vào khẩu phần ăn của lợn cho thấy thức ăn tiêu tốn giảm nhiều nhất lô 2 và lô 8 cho nên chi phí chi phí thức ăn giảm. Ngoài ra, số ngày tiêu chảy giảm rõ rệt thấp nhất ở lô 4 là 12,76 ngày và lô 1 cao nhất 64,53 ngày. Khi lợn có số ngày tiêu chảy giảm chi phí thuốc men và nhân công chăm sóc giảm đương nhiên hiệu quả kinh tế tăng. Hơn nữa, khả năng tăng trọng của lợn ở các lô từ 2 đến 8 tốt hơn lô 1 nên khối lượng xuất bán cũng lớn hơn, giá trị thu được từ bán lợn thịt lớn hơn. Như vậy, sử dụng thảo dược trong khẩu phần ăn cho lợn thịt cho thấy hiệu quả cao đáp ứng được yêu cầu về kinh tế kỹ thuật và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng thịt lợn nuôi bằng thảo dược.
Chương 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
- Khả năng tăng trọng của lợn khi cho ăn khẩu phần có bổ sung 0,5% riềng trong giai đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi của lợn tăng hơn 19,3% so với lô không bổ sung kháng sinh và thảo dược.
- Khả năng tăng trọng của lợn khi ăn thảo dược trong giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng không có sự thay đổi rõ rệt.
- Bổ sung cỏ sữa, rẻ quạt, và riềng không làm thay đổi rõ rệt FCR trong giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng.
- Bổ sung rẻ quạt 0,5% và riềng 0,5% làm giảm rõ rệt số ngày, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và ho thở.
- Bổ sung cỏ sữa, rẻ quạt và riềng không làm thay đổi hàm lượng thịt xẻ nhưng làm thay đổi chất lượng thịt về độ dai, màu sắc và mùi vị
- Việc sử dụng thảo dược trong chăn nuôi lợn thịt vừa đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả kinh tế, chất lượng thịt và bảo vệ sức khỏe con người
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục cho hướng nghiên cứu đánh giá khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược tại tỉnh Phú Thọ với các mức bổ sung khác nhau vào khẩu phần lợn thịt. Tạo cơ sở khoa học để sản xuất chế phẩm thảo dược bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Duy Giảng, 2009. Các biện pháp thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi
Truy cập website : http://www.vnua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?
option=com_content&task=view&id=1020&Itemid=218 ngày truy nhập: 15/01/2014. 2. Lê Vũ Khôi và Nguyễn Nghĩa Thìn, 2001. Địa lý sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Kim Loan, 2012. Ảnh hưởng của tỏi, nghệ lên khả năng kháng bệnh và tăng trưởng của heo 30 - 90 ngày tuổi và heo thịt. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Thị Dân, Nguyễn Thị Thu Năm và Trần Thị Minh Tuyền, 2011. Tác dụng của tỏi, nghệ lên số lượng vi khuẩn sinh acid lactic và vi khuẩn gây bệnh cơ hội trong phân heo từ 30 đến 90 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi số 12 (153) tr:2-9.
5. Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Thị Dân, Hồ Thị Nga và Lâm Thị Xuân Bình, 2010. Hiệu quả sử dụng tỏi nghệ trong khẩu phần thức ăn heo nuôi thịt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi số 3 (132), tr:2-10.
6. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học
7. Đỗ Tất Lợi, Ngơ Xuân Thu, 1970. Dược liệu và vị thuốc Việt Nam, tập 2. NXB Y học.
8. Hoàng Đạo Phấn, 1995. Thử nghiệm tác dụng ức chế E.coli và kích thích tăng trọng lợn của Ecostat ở lợn con. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm 2/1995, trang 480-481.
9. Đặng Minh Phước, 2011. Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm acid hữu cơ, probiotic, thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn heo con cai sữa. Luận án tiễn sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Ngọc Phục và cộng sự, 2010 “Tốc độ sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn Khùa và lợn lai F1 (lợn rừng x lợn Khùa) tại vùng núi Quảng Bình. 11. Đỗ Thị Phương Thảo, 2012. Đề cương bài giảng dinh dưỡng động vật. Đại học Hùng vương
12. Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn. 2010. Năng suất sinh sản, sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa lợn nái F1 Landrace xYorkshire) với đực giống Landrace, Duroc và Pietdain x Duroc). Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 8, số 1:98 – 105.
13. Nguyễn Tất Thắng, 2004. Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh tiêu chảy và kích thích tăng trưởng trên heo con sau cai sữa. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp chuyên ngành chăn nuôi. Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. C.Kik, R.Kahane and R.Gebhardt, Galic and Health. Tài liệu internet: http:// www.plant.wur.nl/.../ Kik -Garlic&Health-HEALFO-ms. 14. Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Thị Hải, 2008. Giáo trình dược lý học thú y. Đại học Thái Nguyên.
15. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Nga, Phạm Công Thiếu và cs, 2007. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHCN chăn nuôi gia cầm, an toàn thực phẩm và môi trường. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2007.
16. Tra cứu cây thuốc, website: http://www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php? q=node/58 ngày truy cập 15/01/2014.
17. Viện Dược liệu, 2004, Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam,
NXB Khoa học và Kỹ thuật.
18. Viện dược liệu, 2004, Nghiên cứu cây thuốc từ thảo mộc. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
19. Y học cổ truyền việt nam, website http://www.lrc- hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?
II. Tài liệu tiếng Anh
20. Burt S., 2004. Essential oils: their antibacterial properties and potential applications in food – a review. International Journal of Food Microbiology 94: 223-253.
21. Cowan M. M. 1999. Plant products as antimicrobial agents. Clin Microbiol Rev,
12, 564 82.
22. Dorman H.J. and Deans S.G., 2000. Antimicrobial agents from plants: antibacterial activity of plant volatile oils. Journal of Applied Microbiology 88: 308 – 316.
23. Manzanilla E.G., Perez J.F., Martin M., Kamel C., 2004. Baucells F. And Gasa J., Effect of plant extracts and formic acid on the intestinal equilibrium of early-weaned pigs. Journal of Animal Science 2004, 82:3210-3218.
24. Silva NCC, Fernades J.A., 2010. Biologycal properties of medicinal plants: a review of their antimrobial activity. The Journal of Venomous Animals and Toxins including Tropical Diseases, 2010, Vol 16, issue 3, p 402-413.
25. Townsend, W. E., W. L. Brown, H. C. McCampbell and C. E. Davis. 1978. Comparison of chemical, physical and sensory properties of loins from yorkshire, crossbred and wild pigs. J. Anim. Sci., 46:646 - 650.
26. Tamara Frankic, Moica Volic, Janes Salobir, Vida Rezar, 2009. Use of herbs and spices and their extracts in animal nutrition. Acta argriculturae Slovenica, 94/2, 95- 102, Ljubljana.
27. Warriss, P.D. and Brown, S.N. 1995. The relationship between reflectance EEL value) and colour L* in pork loins. Animal Science, 61:145 - 147.