Ảnh hưởng của kháng sinh thảo dược đến khả năng nhiễm tiêu chảy và hô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC CÓ TÍNH KHÁNG KHUẨN TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI HUYỆN LÂM THAO – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 31 - 33)

c. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. Ảnh hưởng của kháng sinh thảo dược đến khả năng nhiễm tiêu chảy và hô

hấp của lợn

Bệnh tiêu chảy và hô hấp là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Mục đích của việc sử dụng kháng sinh và thảo dược trong khẩu phần ăn cho lợn là hạn chế sự tác động của vi sinh vật có hại, nâng cao hệ miễn dịch của lợn. Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Cụ thể kết quả ảnh hưởng của kháng sinh thảo dược được thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của kháng sinh thảo dược tới tỷ lệ tiêu chảy và hô hấp của lợn

Chỉ tiêu theo dõi

1 2 3 4 5 6 7 8

Giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng

Số ngày nuôi (ngày) 864 1008 960 912 1008 912 1056 1104

Số ngày tiêu chảy (ngày) 11,1 7,0 7,6 4,5 10,9 9,3 7,3 5,5

Tỷ lệ tiêu chảy (%) 1,30a 0,70ab 0,80ab 0,50b 1,10a 1,04a 0,70ab 0,50b

Số ngày điều trị tiêu chảy (ngày) 7,30a 0,00 3,60b 0,00 6,80a 5,50ab 3,30b 0,00

Số ngày mắc ho thở (ngày) 23,8 9,0 11,6 11,9 9,1 6,7 8,1 7,5

Tỷ lệ mắc ho thở (%) 2,8a 0,9b 1,23ab 1,32ab 0,91b 0,74b 0,78b 0,69b

Số ngày điều trị ho thở (ngày) 8,45 0 0 0 0 0 0 0

Ghi chú: Các chữ số trong cùng một hàng ngang mang những chữ cái giống nhau thì không sai khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa p < 0,05.

Lô 1: Không kháng sinh và thảo dược; Lô 2: 50ppm chlotetracylin, lô 3: 0,25% bột cỏ sữa, lô 4: 0,5% bột cỏ sữa, Lô 5: 0,25% bột rẻ quạt, Lô 6: 0,5% bột rẻ quạt, Lô 7: riềng 0,25%, Lô 8: riềng 0,5%.

Qua bảng 3.3 ta có biểu đồ phân tích sự ảnh hưởng của kháng sinh thảo dược tới số ngày mắc bệnh và số ngày điều trị bệnh tiêu chảy và ho thở như sau:

Biểu đồ 3.5: Số ngày mắc bệnh, điều trị bệnh tiêu chảy và khó thở của lợn thí nghiệm

Kết quả cho thấy số ngày mắc bệnh tiêu chảy và hô hấp có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm. Trong đó, bệnh tiêu chảy số ngày mắc bệnh cao nhất ở lô 1 khi không bổ sung kháng sinh và thảo dược là 11,2 ngày nhưng khi bổ sung thảo dược vào khẩu phần ăn thì ta thấy số ngày mắc bệnh đã có xu hướng giảm xuống. Cụ thể khi sử dụng riềng với mức bổ sung 0,5% số ngày mắc bệnh giảm xuống thấp 5,5 ngày và lô 4 bổ sung 0,5% bột cỏ sữa số ngày nhiễm giảm còn 4,6 ngày. Đối với bệnh ho khó thở số ngày mắc bệnh cao nhất ở lô 1 với 24,2 ngày trong khi đó các lô khác có bổ sung kháng sinh và thảo dược số ngày mắc bệnh đã giảm rõ rệt cụ thể giảm mạnh nhất ở lô 6 với mức bổ sung rẻ quạt 0,5%.

So sánh cho thấy khi bổ sung rẻ quạt 0,5% và riềng 0,5% cho hiệu quả phòng bệnh rõ rệt. Phù hợp cơ sở khoa học là làm giảm hệ vi sinh có hại trong đường ruột nâng cao miễn dịch của lợn. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng của kháng sinh thảo dược tới tỷ lệ nhiễm tiêu chảy và mắc ho thở

Qua biểu đồ 3.6 ta thấy, kháng sinh và thảo dược có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy và ho thở ở lợn giữa 8 lô thí nghiệm. Cụ thể, với lô thí nghiệm số 1, khi không dùng kháng sinh và thảo dược vào khẩu phần ăn ta thấy tỷ lệ mắc bệnh là cao, với tỷ lệ mắc ho thở là 2,80% và tỷ lệ tiêu chảy là 1,30%. Đối với lô 2,3,4,5,6,7 và 8 khi ta sử dụng kháng sinh và thảo dược vào khẩu phần ăn thì tỷ lệ mắc bệnh đã giảm rõ rệt và đặc biêt hiệu quả ở lô số 8 khi ta cho 0,5% riềng vào khẩu phần ăn tỷ lệ mắc ho thở chỉ còn 0,69% và tỷ lệ tiêu chảy là 0,5% đã cho thấy hiệu quả phòng bệnh của việc sử dụng kháng sinh và thảo dược vào khẩu phần ăn lợn thịt.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC CÓ TÍNH KHÁNG KHUẨN TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI HUYỆN LÂM THAO – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w