Một số biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tác động của việc gia nhập hiệp hội các quốc gia đông nam á (asean) đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của việt nam (Trang 27 - 29)

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN

3.2.6. Một số biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp

Ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh, ngược đãi với hàng hóa dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam.

Hỗ trợ đúng mức các doanh nghiệp Việt Nam thông qua một số biện pháp thích hợp như tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức, dùng các công cụ tài trợ gián tiếp như tổ chức hệ thống thông tin, hỗ trợ tuyên truyền quảng cáo, can thiệp giải quyết những vấn đề phát sinh xâm phạm quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

Tạo thuận lợi về môi trường và thủ tục hành chính để doanh nghiệp khai thác được các lợi thế có được trong quá trình hộp nhập.

Đặc biệt, chính sách đầu tư thông qua đào tạo cần được coi là trọng điểm nhất để tạo được lợi thế chiến lược trong phát triển . Ngoải ra các hỗ trợ chính thức bằng đầu tư nguồn lực từ ngân sách các cấp số đã có một số nước rất thành công trong việc thể chế hoá nghĩa vụ đào tạo của các doanh nghiệp, qua đó huy động nguồn lực cho đào tạo. Những cách làm tương tự nhằm tài trợ xuất khẩu, tăng cường hiệu quả thông tin...

KẾT LUẬN

Việc gia nhập ASEAN là một trong những quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế chiến lược của Việt Nam.

Sau khi gia nhập, Việt Nam đã biết tận dụng các cơ hội có được đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu cùng hoạt động đầu tư nói riêng. Tuy nhiên, cả thời điểm hiện tại và trong tương lai vẫn còn những thách thức hay bất lợi tiềm ẩn mà chúng ta phải đối mặt, do vậy Việt Nam cần có những giải pháp đúng đắn để có thể xử lý linh hoạt và đúng đắn khi đứng trước những diễn biến phức tạp của cả khu vực và thế giới. Bên cạnh đó việc hoàn thiện những khung pháp lý cụ thể là rất quan trọng, giúp thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế. Với những ý kiến trên đây, chúng tôi rất mong có thể góp phần hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của Việt Nam.

Do khả năng và thời gian hạn chế vì vậy bài nghiên cứu chưa thể hoàn chỉnh, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để hoàn thiện đề tài này.

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế

2. Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT 3. Wikipedia

4. www.customs.gov.vn – Trang web của Tổng cục hải quan 5. www.gso.gov.vn – Trang web của Tổng cục thống kê

6. www.vcci.com.vn – Trang web của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu tác động của việc gia nhập hiệp hội các quốc gia đông nam á (asean) đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w