3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
3.2.4. Các biện pháp ưu tiên phát triển
Phù hợp với các lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển đã xác định các biện pháp khuyến khích cụ thể cần được đưa ra các chính sách điều chỉnh vĩ mô như: Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp, Chính sách đầu tư trong nước, Chính sách về tỷ giá, Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, Chính sách tài chính tiền tệ...
3.2.4.1. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp
Tận dụng triệt để khả năng về thu hút vốn đầu tư từ những nước trong khối cũng như ngoài khối của AFTA để khai thác những lợi thế sẵn có của Việt Nam về tài nguyên, sức lao động và thị trường mới. Xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi hơn so với các nước thành viên ASEAN khác với các chính sách ưu đãi ổn định và rõ ràng, những thuận lợi về cơ sở hạ tầng.
3.2.4.2. Chính sách đầu tư trong nước
Đối với các xí nghiệp quốc doanh, cần thiết phải tiến hành cải cách theo hướng hiệu suất hóa, chẳng hạn thông qua việc thực hiện về cổ phần hóa một cách thích hợp, có thể áp dụng một số biện pháp về vốn, tín dụng của Nhà nước. Tuy nhiên, cần khẳng định rõ đầu tư của Nhà nước chỉ tập trung vào các xí nghiệp có thể tồn tại được khi không còn hàng rào bảo hộ.
Đối với các xí nghiệp tư nhân, có thể áp dụng một số hình thức hỗ trợ về tín dụng, khuyến khích đầu tư tư nhân vào một số ngành công nghiệp phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ dễ phát huy lợi thế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như công nghiệp chế biến, công nghiệp lắp ráp điện tử, công nghiệp sản xuất phụ trợ.
Trong giai đoạn đầu tiên phát triển kinh tế, cần tập trung xác định những chính sách phát triển công nghiệp thích hợp trong đó có các biện pháp ưu tiên, khuyến khích đầu tư, cải cách hệ thống ngân hàng để huy động vốn và sử dụng có hiệu quả.