Công nghệ thông tin và Điện tử

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh tại việt nam (Trang 70 - 116)

V. NGÀNH VÀ XU HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG Ở EU

V.5.Công nghệ thông tin và Điện tử

V.5.1. Ngành điện tử trong EU

Ngành Điện tử ở châu Âu:

Ngành cơ khí điện tử (EEI) là một trong các ngành lớn nhất trong EU với một loạt các dòng sản phẩm từ các sản phẩm tiêu dùng cho đến các nhà máy điện và lưới điện, ứng dụng công nghiệp, tự động hóa, công nghệ IT, phát triển phần mềm, kỹ thuật điện. Từ năm 2008 với dự báo đến năm 2012, thị trường người tiêu dùng phổ thông về điện tử chiếm đến 50% tổng số sản lượng công nghiệp điện tử trên toàn thế giới (về giá trị). EEI bao gồm khoảng 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt 411 tỷ euro.

Thị phần của EU về sản xuất trên thế giới năm 2008 là khoảng 21% (Hoa Kỳ 20%, Nhật Bản 13%, Trung Quốc 27%, các nước châu Á Thái Bình Dương khác 15% và các nước khác trên thế giới 4%).

Tổng vụ Doanh nghiệp và Ngành của EC hoạt động tích cực trong các diễn đàn sau về kỹ thuật điện38

:

- Hội đồng Kinh tế xuyên Đại Tây Dương (TEC), Hội đồng Kinh tế xuyên Đại Tây Dương EU / Hoa Kỳ

- Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) của WTO - Hiệp định NAMA của WTO

- Quản lý và đối thoại chính sách với doanh nghiệp (Trung Quốc được tham gia vào một trong các nhóm làm việc)

Vai trò lãnh đạo chiến lược và động lực của châu Âu ở các lĩnh vực điện / điện tử sau (2008)39:

Ô tô Viễn thông Công nghiệp Hàng không,

quốc phòng Y khoa Tổng của cả thế giới (Euro) 100 tỷ 303 tỷ 156 tỷ 79 tỷ 29 tỷ Tỷ trọng của 33% 22% 39% 33% 26% 38 ec.europa.eu/enterprise/sectors/electrical/international/index_en.htm 39 Decision/Etudes Conseil,2008

EU Vai trò dẫn đầu Các OEM, tích hợp, cấu phần Điện thoại di động, cơ sở hạ tầng Tự động hóa, chuyển tải điện Không gian dân sự Y tế sử dụng hình ảnh

Mặc dù tỷ trọng của EU có thể đã thay đổi vào năm 2011, các lĩnh vực nêu trên vẫn là xương sống chiến lược của ngành công nghiệp điện tử EU.

Các xu hướng lớn trong lĩnh vực được xem xét lại tùy theo thị trường thay đổi và điều kiện phát triển hệ thống điện tử:

 Giải pháp từ hộp đến hệ thống (tập trung vào tích hợp hệ thống và dịch vụ, các ưu tiên mới, chẳng hạn như hiệu quả năng lượng theo cách thức tổ chức lại OEM, thiết kế sản phẩm trong quá trình phát triển điện tử, thay đổi trong các hệ thống phân phối)

 Từ mô hình tích hợp đến hệ sinh thái đổi mới (quan hệ đối tác, các mối quan hệ kinh doanh mới, cách tiếp cận mới về thiết kế sinh thái)

 Từ kích thước đến dẫn đầu thị trường (loại bỏ các loại hình kinh doanh không cốt lõi, tập trung vào các thế mạnh)

Thị trường cho các hệ thống phần mềm tích hợp (ES) rất lớn và là cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước của Việt Nam. Ngày nay, hầu hết các sản phẩm công nghiệp với các thành phần điện hoặc điện tử có cơ chế kiểm soát và theo dõi hình ảnh trực quan đều cần đến các hệ thống tích hợp. Tiềm năng thị trường nằm trong cả thị trường mở lẫn thị trường OEM. Thị trường mở có thể được cung cấp bởi nhà sản xuất của bên thứ ba theo thông số chức năng hoặc quy cách trong hợp đồng. Thị trường mở chiếm khoảng 25% tổng thị trường. 75% còn lại dành cho các hệ thống tích hợp phục vụ cho các nhà sản xuất OEM. Ước tính kích thước thị trường toàn cầu đạt 125 tỷ euro trong năm 2010 với khoảng 19 tỷ euro chỉ riêng ở thị trường Đức. Microsoft đã thừa nhận tiềm năng của khu vực EU là 70 tỷ euro.

V.5.2. Luật pháp của EU và các Chỉ thị liên quan:

Chỉ thị về dấu CE cho các sản phẩm điện / điện tử và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến40

:

 Điện thế thấp - 2006/95/EC

 Tương thích điện từ (EMC) - 2004/108/EC

 Dụng cụ đo lường - 2004/22/EC

 Trách nhiệm đối với sản phẩm lỗi - 85/374/EC

 Các kim loại nặng trong ắc quy - 2006/66/EC

 Thiết kế sinh thái và hiệu quả năng lượng - 2005/32/EC

V.5.3. Các yêu cầu dưới luật đối với việc xuất khẩu sang EU:

 Quy tắc ứng xử quốc tế cho công nghiệp điện tử, được gọi là Quy tắc ứng xử ngành điện tử (EICC)

 Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (OHS) phù hợp với WHO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

http://ec.europa.eu/enterprise/policies/european-standards/documents/harmonised-standards-legislation/list- references/

KHUYẾN NGHỊ

 Chính phủ cần thực hiện các nền tảng phát triển khu vực công cộng / tư nhân hiệu quả tập trung vào thương mại và khả năng cạnh tranh, triển khai các diễn đàn hiện có, chẳng hạn như qua VCCI hoặc các tổ chức trung lập và các mục tiêu khác định hướng khác của Việt Nam. Nền tảng này bao gồm các nhà hoạch định chính sách đại diện cho khu vực công cộng và các lãnh đạo công ty tư tư nhân (đại diện cho các ngành) và các hiệp hội ngành cũng như các tổ chức hỗ trợ thương mại. Mục tiêu là xác định được quan điểm chung về các vấn đề nổi bật cần được giải quyết thông qua hợp tác chặt chẽ giữa khu vực tư nhân và khu vực công. Những người đại diện cần lập ra một nhóm công tác để giải quyết các vấn đề ưu tiên. Một mục tiêu đặt ra là đáp ứng tốt hơn các lợi ích khác biệt và thống nhất về các lĩnh vực ưu tiên, thực hiện các thay đổi về hợp tác với các cơ quan thuộc khu vực công hoặc tư tương ứng.

 Chính phủ và các hiệp hội cần thực hiện các phân tích chi tiết chuỗi giá trị ngành nhằm nâng cấp các khía cạnh vật chất và phi vật chất. Kết quả phân tích sẽ là một phần không tách rời cho việc xây dựng các kế hoạch tổng thể trong tương lai. Nâng cấp chuỗi giá trị cũng là một phần không tách rời của chuỗi cung ứng tích hợp

(Phụ lục 11: Phương pháp phân tích chuỗi giá trị)

 Một phần của chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị là nhằm thực hiện các chiến lược ngành. Các chiến lược phải dựa trên kết quả nghiên cứu và trao đổi chuyên sâu về ý tưởng và thực tế với khu vực tư nhân. Mỗi ngành cần xác định lợi thế cụ thể có thể trở thành các sản phẩm và dịch vụ có lợi nhuận hoặc bắt đầu hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Sức mạnh cần trở thành sản phẩm tiêu biểu hoặc độc đáo của Việt Nam, tập trung vào các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, chẳng hạn như giày dép, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ. Điểm bán hàng độc đáo (USP) với các sản phẩm thích hợp sẽ giảm bớt áp lực cạnh tranh với các nước ASEAN khác.

 Các bên tư nhân và phi chính phủ cần tham gia nhiều hơn (ví dụ như thông qua các nền tảng phát triển khu vực tư nhân / công cộng, tăng cường vai trò của các hiệp hội, sự tham gia chủ động trong các vấn đề phát triển khu vực tư nhân và phát triển ngành). Phát triển ngành và các chiến dịch tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ không nên dồn hết cho Chính phủ; cần hỗ trợ bởi các sáng kiến khu vực tư nhân.

 Tăng cường năng lực của ngành ô tô địa phương tập trung vào nâng cấp sản xuất theo các cấp và xúc tiến xuất khẩu phụ tùng và phụ kiện cho thị trường sau bán hàng của EU, nhờ đó sẽ chuẩn bị tốt hơn cho ngành thay vì áp dụng các biện pháp bảo hộ và không đem lại động lực đổi mới. Tập trung nâng cấp sẽ giúp các ngành đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 Chính phủ cần thiết lập một ban đặc trách bao gồm đại diện khu vực tư nhân và nhà nước về chuỗi cung ứng và phát triển chuỗi giá trị cho các lĩnh vực quan trọng như công nghệ thông tin và ô tô, với quan điểm nâng cao nhận thức cho các ngành và trở nên cạnh tranh hơn để hội nhập ở mức cao hơn vào chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp FDI.

 Đàm phán FTA cần được bổ trợ bằng các chiến lược, biện pháp phát triển ngành một cách thực tế để khắc phục được những hạn chế đã nêu. Trong bối cảnh này, Chính phủ cần thống nhất với các hiệp hội và đại diện các ngành chính về một kế hoạch thực hiện thực tế, đi kèm với giám sát nghiêm ngặt và đánh giá kết quả đạt được. Chính sách ngành cần được thường xuyên điều chỉnh phù hợp với những thay đổi vĩ mô và môi trường kinh doanh vi mô, cơ cấu nhu cầu từ các nước EU hoặc khách hàng khác. Điều không kém phần quan trọng là duy trì được mức độ phù hợp cao với các mục tiêu phát triển đã thống nhất.

 Chính phủ cần xác định một cách tiếp cận cân bằng giữa nhu cầu thay thế nhập khẩu khẩn cấp và nhu cầu tăng trưởng xuất khẩu giữa các ngành. Cân bằng thương mại cần theo hướng phát triển doanh thu nội bộ thông qua các chương trình thay thế nhập khẩu đặt ra. FTA cần đảm bảo hỗ trợ giảm chi phí nhập khẩu.

- Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cần triển khai các nghiên cứu tổng quát, chi tiết cơ bản về các ngành chủ chốt có định hướng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu khác. Phân tích phải đánh giá được tác động ở các cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô, tiếp nối với một phân tích chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng tiên tiến trong các ngành. Nghiên cứu cần xác định được các hàm giá trị gia tăng, các nút thắt cổ chai, các tiềm năng kinh tế và tổ chức trong mỗi ngành, đóng góp vào việc xây dựng các kế hoạch tổng thể và chiến lược phát triển ngành, cung cấp thông tin chuỗi cung ứng cho các nhà đầu tư tiềm năng, ... Không có dữ liệu khách quan, không có chiến lược hoặc kế hoạch tổng thể có thể được thực hiện một cách nghiêm túc.

 Phối hợp thực hiện xúc tiến FDI giữa các hiệp hội công nghiệp ở các nước EU thông qua các thương vụ đặt tại đại sứ quán Việt Nam ở các nước này.

 Cải thiện quản trị trong nước và thực thi pháp luật để tạo dựng một môi trường tiếp nhận tốt hơn đối với các doanh nghiệp FDI.

 Phân tích và xác định các yếu tố thành công quan trọng cho các ngành, đặt trọng tâm vào các khu vực phát triển công nghiệp, tiềm năng cải thiện thương mại, cách thức thu hút FDI và nâng cao hàm lượng nội địa, hội nhập các chuỗi cung ứng trong trung hạn và dài hạn. Nghiên cứu sẽ gắn với khuôn khổ nghiên cứu của CIEM về khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong các ngành sản xuất và dịch vụ.

 Các hiệp hội cần được củng cố với tư cách là cơ quan đại diện và bên cung cấp dịch vụ ở cấp độ trung mô. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ về mặt pháp lý và tài chính. Khi đó, các hiệp hội cần được giao nhiệm vụ đánh giá định kỳ về các ngành của mình theo các yếu tố thành công chung. Các hiệp hội ngành cần tự chủ, khách quan và không liên kết với các công ty (ví dụ như với Toyota)

 Khuyến nghị tăng cường và tập trung xuất khẩu, xúc tiến thương mại công bằng tới nhiều ngành trong thị trường EU. Cần hiện diện thường xuyên tại các hội chợ thương mại. Hiện nay Việt Nam chỉ đầu tư 4 triệu USD vào các hoạt động thương mại và xúc tiến xuất khẩu trên toàn thế giới. Một nghiên cứu 3,300 doanh nghiệp do VCCI thực hiện cho thấy nhu cầu lớn về thông tin thị trường ở mức cao hơn. Khuyến nghị quảng bá Trung tâm Thông tin Thương mại châu Âu tại thành phố Hồ Chí Minh (hợp tác với Eurocham và Mutrap) và trang thông tin điện tử hữu ích của đơn vị này. Các đầu mối thông tin tương tự cũng cần được xây dựng ở Hà Nội và miền Trung. VCCI, các cơ quan xúc tiến xuất khẩu và hiệp hội ngành nghề có thể phối hợp với Eurocham và / hoặc các đơn vị khác để cung cấp thông tin ngành cụ thể về tiếp cận thị trường EU và kết nối người mua - người bán.

 Tổ chức các chuyến thăm quan thị trường EU. Các công ty dệt và da giày lớn nhất, tốt nhất ở Việt Nam cần nhận thức được tiềm năng to lớn này cũng như những trở ngại và yêu cầu về đầu tư để phát triển kinh doanh, loại bỏ dần các hình thức CMT và hợp đồng thầu phụ.

 Khuyến nghị tiến hành phân tích đầu tư dựa trên phân tích chuỗi giá trị. Phân tích đầu tư này cần đặt ra các bối cảnh đầu tư trong các ngành và là cơ sở tham chiếu giá trị cho các dự án FDI tiềm năng.

 Chính phủ thực hiện cơ chế "một cửa" cho các nhà đầu tư từ EU và các đối tác kinh doanh nhằm giảm thời gian và công sức để thu thập thông tin, tạo ra một cách tiếp cận chuyên nghiệp hơn đối với các đối tác thương mại và đầu tư tiềm năng.

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 01 Lịch họp với các bên liên quan Phụ lục 02 Tài liệu tham khảo và nguồn Phụ lục 03 Thông tin về VAMA

Phụ lục 04 Kế hoạch tổng thể phát triển ngành điện tử Phụ lục 05 Kế hoạch tổng thể ngành dệt may

Phụ lục 06 Bộ luật Lao động

Phụ lục 07 Chi phí dệt bông ở Zambia Phụ lục 08 Các khâu nâng cấp sản phẩm Phụ lục 09 Cấu trúc tiêu chuẩn lựa chọn Phụ lục 10 Yêu cầu của người mua châu Âu Phụ lục 11 Phương pháp luận chuỗi giá trị

Phụ lục 01: Lịch họp với các bên liên quan

Ngày Tổ chức / Công ty Cá nhân Chức vụ

2011/11/14 Toyota / VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam)

Ông Phạm Anh Tuấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phó Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam và đại diện của VAMA

2011/11/16 Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO Ông Francesco Russo Cố vấn trưởng về Phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa

2011/11/17 VITAS / Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Ông Lê Văn Đạo Phó Chủ tịch 2011/11/18 Bộ Công Thương / Vụ Công

nghiệp nhẹ

2011/11/18 Eurocham / Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam

Tiến sĩ Matthias Duehn

Giám đốc điều hành 2011/11/18 Tổ chức Phát triển công

nghiệp Liên hợp quốc UNIDO

Ông Florian Beranek

Cố vấn trưởng về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2011/11/21 VEIA / Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam

Bà Đỗ Thị Thúy Hồng

Ông Trần Quang Hùng

Ông Nguyễn Như Thắng

Giám đốc Công ty cổ phần Điện tử và Tin học

Tổng thư ký về hưu của VEIA

Phó Tổng thư ký VEIA 2011/11/28 Phái đoàn EU Ông Jean-Jacques

Bouflet Ông Bryan Fornari.

Bà Vũ Thị Tuấn Anh

Trưởng ban Thương mại và Kinh tế Phó Trưởng ban Hợp tác và Phát triển Cán bộ chương trình 2011/11/29 Viện Chính sách và Chiến lược Công nghiệp (IPSI)

Tiến sĩ Trương Chí Bình

2011/11/29 Hiệp hội Da giày (Lefaso) Bà Nguyễn Thị Tòng Phó Chủ tịch, Phó Tổng Thư ký 2011/12/01 Công ty TNHH PIAGGIO Việt Nam Ông Massimiliano Guelfo Phó Tổng giám đốc 2011/12/01 Đại sứ quán Pháp Ông Christian

Levon

Tham tán Thương mại 2011/12/01 Bộ Công Thương / Vụ Công

nghiệp nặng

2011/12/02 Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh

Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh

Phụ lục 02: Tài liệu tham khảo và nguồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu tham khảo và nguồn

15 LEFASO 2011

2 Frank E. Armstrong / Qualitydigest

3 Tài liệu của EC: Tài liệu của Ủy ban gửi Hội đồng, Nghị viện châu Âu, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Âu, và Uỷ ban phụ trách các vùng / Chiến lược sửa đổi của EU 2011 - 24 về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh tại việt nam (Trang 70 - 116)