Ngành dệt may

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh tại việt nam (Trang 65 - 69)

V. NGÀNH VÀ XU HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG Ở EU

V.3. Ngành dệt may

V.3.1. Các xu hướng chuỗi cung ứng tại EU

Phân tích nhu cầu người mua EU:

32

Báo cáo quý của McKinsey 33

Phân tích nhu cầu được tiến hành năm 2008 đã cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp mua buôn và mua lẻ hàng dệt may để ra các ưu tiên cho quyết định lựa chọn nguồn cung ứng34

. Trong vòng 4 năm qua các ưu tiên có điều chỉnh nhưng các tiêu chí chủ yếu vẫn giữ nguyên như năm 2008.

Các tiêu chí chính để không chọn: a) Có vấn đề về dịch vụ (95%)

b) Thời gian giao hàng quá lâu và lỡ thời hạn đã thỏa thuận (81%) c) Có vấn đề về chất lượng và không đồng nhất (77%)

d) Không đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội hoặc không tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành (77%)

(Phụ lục 10 : Tiêu chí lựa chọn của người mua EU)

Tuân thủ quy định về xã hội và môi trường:

Trong nhiều trường hợp, các tiêu chuẩn tuân thủ tối thiểu cũng nằm trong tiêu chuẩn của từng doanh nghiệp cung ứng. Tùy thuộc vào người mua EU, có thể bắt buộc phải đăng ký cấp chứng nhận bổ sung nếu bộ quy tắc ứng xử cụ thể của doanh nghiệp không bao gồm bộ quy cách kỹ thuật tối thiểu của BSCI (gồm phần lớn các yêu cầu của Châu Âu), bộ quy tắc cơ bản của ETI và JO-IN (gồm các yêu cầu của Anh) và SA8000 (gồm phần lớn các yêu cầu của Hoa Kỳ).

Việc tuân thủ bộ quy tắc ứng xử cho phép các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ nâng cấp tuân thủ của mình, bao gồm các tiêu chuẩn phức tạp và nhạy cảm đối với đầu tư về môi trường trong các nhà máy sản xuất composite. Người mua châu Âu cũng như các nhà cung ứng phụ được thuê bởi các nhà thầu phụ trực tiếp ngày càng đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường. Tiêu chuẩn xã hội tối thiểu được thể hiện trong tiêu chuẩn lao động tối thiểu của ILO kết hợp với luật môi trường và lao động của Việt Nam.

Theo nghiên cứu về người mua hàng dệt may35, đa số các nhà bán lẻ lớn của EU (61%) sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho các công ty được xác nhận đã tuân thủ tiêu chuẩn. 79% số người mua được phỏng vấn tin rằng các nhà sản xuất CMT phải mất nhiều chi phí hơn khi tuân thủ các tiêu chuẩn.

Ngoại lệ là các nhà bán lẻ trong phân khúc thị trường giá cơ bản (bán trực tiếp với lợi nhuận thấp, như TCHIBO) và phần lớn nhà nhập khẩu không phải nhà bán lẻ. Khách hàng của họ của yếu là các nhà bán lẻ nhỏ hơn, những người này thường không sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho việc tuân thủ tiêu chuẩn. 100% người mua được phỏng vấn muốn làm việc với các công ty thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn hơn nếu họ được phép lựa chọn.

V.3.2. Diễn giải kết quả của nghiên cứu “các rào cản đối với nguồn cung ứng”

Các phản hồi được chia ra theo 4 cấp độ quan trọng của các rào cản đối với nguồn cung ứng, dựa vào tỷ lệ % phản hồi của nhà bán lẻ/nhà nhập khẩu.

Mức (1) là “rất quan trọng”, mức (5) là “hoàn toàn không quan trọng”, tổng đánh giá từ 1–5.

Đặc biệt tập trung: > 75% tổng số phản hồi của (1) và (2)

34

Nghiên cứu của W.Wiegel cho ngành RMG, Bangladesh, 2008 35

Nghiên cứu về người mua dệt may EU/W.Wiegel, 2008

Rất tập trung: > 40% - 49% tổng số phản hồi (1) và ít hơn 75% (1) và (2)

Tập trung: < 40% (< 40% tổng số phản hồi (1) và ít hơn 75% (1) và (2)

Nguồn: W.Wiegel cho GIZ Bangladesh

Kết luận: gần 40% số người mua không muốn trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn. Vì vậy, trách nhiệm của các doanh nghiệp CMT của Việt Nam là đảm bảo việc tuân thủ tiêu chuẩn trong phạm vi doanh nghiệp. Tuân thủ tiêu chuẩn sẽ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong tương lai.

Theo nghiên cứu người mua EU năm 2008:

 Có vấn đề liên quan đến dịch vụ, thời gian giao hàng và chất lượng

 Tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội xếp ở vị trí thứ 4

 Các tiêu chuẩn môi trường không phải vấn đề quan tâm chính của người mua châu Âu trong năm 2008, tuy nhiên sau đó tình thế đã thay đổi, tập trung nhiều vào môi trường.

 Giá bán không phải là vấn đề chính đối với người mua

Có vấn đề về dịch vụ 39 56 5 0 95% (1+2)

Thời gian giao hàng quá lâu và lỡ thời hạn đã thỏa thuận 54 27 14 5 0 81% (1+2)

Có vấn đề về chất lượng 68 9 14 5 0 77% (1+2)

Không đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội 50 27 14 9 0 77% (1+2)

CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI NGUỒN CUNG ỨNG 1 2 3 4 5 Nhận xét

Có vấn đề về lao động, không sẵn có các kỹ năng 47 24 24 5 0 47% (1); 71% (1+2)

Có vấn đề về giá 43 24 24 9 0 43% (1); 67% (1+2)

Nhà cung ứng nhỏ thiếu minh bạch 41 23 27 9 0 41% (1); 74% (1+2)

CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI NGUỒN CUNG ỨNG 1 2 3 4 5 Nhận xét

Chi phí vận chuyển cao và phức tạp 38 28 19 10 5 38% (1); 66% (1+2)

Thiếu các tiêu chuẩn về môi trường 36 27 32 5 36% (1); 63% (1+2)

Khác biệt về tiêu chuẩn với EU 31 31 48 31% (1); 62% (1+2)

Hạn chế về nguyên vật liệu (vải và sợi) 32 26 11 10 21 32% (1); 58% (1+2)

Tính pháp lý không chắc chắn 30 35 25 10 30% (1); 65% (1+2)

Chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu:

Tại EU, sản phẩm của nhà sản xuất nước ngoài được nhập khẩu bởi các nhà bán buôn hoặc bán lẻ, các nhà sản xuất có thương hiệu và các đại lý. Nhà nhập khẩu bán hàng cho cả các nhà bán lẻ có hay không có chức năng nhập khẩu.

Các nhà bán buôn, đại lý và nhà sản xuất có chức năng nhập khẩu không trực tiếp liên hệ với các cửa hàng bán lẻ (cửa hàng bách hóa, cửa hàng bán lẻ đồ dùng thể thao, siêu thị/đại siêu thị, thương mại điện tử v.v…).

Các nhà sản xuất CMT không trực tiếp liên hệ với thị trường người tiêu dùng cuối cùng, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin thị trường, thị hiếu thời trang và giá bán.

Bất cứ khi nào nhà sản xuất CMT của Việt Nam quyết định tiếp cận thị trường bán lẻ cuối cùng tại EU với thiết kế và thương hiệu riêng của mình, họ sẽ phải trực tiếp tiếp xúc với thị trường. Các nhà sản xuất lớn và các bên dẫn đầu công nghệ tại Việt Nam được khuyến khích tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế về dệt may tại Pháp, Italy và Đức để nắm bắt được xu thế, yêu cầu và tiềm năng của thị trường dệt may rộng lớn nhất thế giới này.

Chênh lệch giữa giá FOB hàng dệt may và giá bán lẻ:

Tùy thuộc vào các kênh thương mại (qua đại lý hay nhà bán buôn, qua các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn hay nhà bán lẻ thương hiệu vv…), chênh lệch giữa giá CIF và giá bán lẻ sẽ dao động trong khoảng từ 200 đến 300%, kể cả thuế GTGT tương ứng tại nước nhập khẩu trong trường hợp thuế nhập khẩu là 0%. Tính ngược từ chi phí xuất xưởng (ex factory): chi phí xuất xưởng + chi phí khác  giá FOB và từ giá FOB  giá CIF. Lợi nhuận của nhà sản xuất có thương hiệu thậm chí còn cao hơn, có thể lên tới 500%, bao gồm lợi nhuận bán buôn (từ 15- 40%), lợi nhuận bán lẻ (từ 40-100%), GTGT, tất cả các chi phí phân phối và rủi ro hàng tồn phải bán lỗ, chi phí đầu vào thiết kế và thời trang, bao gói và bày biện ở các cửa hàng bán lẻ, chi phí giao dịch với các nhà sản xuất CMT trên toàn thế giới và các chi phí, đầu vào khác để đảm bảo tuân thủ cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn.

Cấu trúc giống nhau nhưng lợi nhuận khác nhau trong ngành da giày.

V.3.3. Pháp luật EU và các Chỉ thị cho ngành dệt may:

Các Chỉ thị quan trọng nhất trong ngành là:

 Các loại hóa chất REACH

 Chất làm chậm cháy trong dệt may – 67/548/EC

 Các yêu cầu về nhãn mác đối với sản phẩm dệt may – 2008/121/EC

 Thuốc nhuộm AZO, chất Nickel và Cadmium,Perfluorooctane sulfonates (PFOS), Penta và OctaBDE trong sản phẩm dệt may và da – 1907/2006/EC

V.3.4. Các yêu cầu cụ thể của ngành và nhà sản xuất đối với hợp tác quốc tế trong phạm vi chuỗi cung ứng:

Các nhãn hiệu và tiêu chuẩn sản phẩm/sản xuất dưới đây nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và vị thế thương lượng với người mua EU, bao gồm cả khả năng tăng giá:

 Tuân thủ quy định về nhãn hiệu sinh thái và các sáng kiến về phát triển bền vững như Oeko-Tex, vv (tham khảo: www.oeko-tex.com)

 Nhãn hiệu vải bông hữu cơ. Từ “hữu cơ” được định nghĩa theo luật. Nhãn hiệu này chỉ được in khi sản phẩm sử dụng sợi bông hữu cơ 100% (xuất xứ chủ yếu từ Ấn Độ và các nước châu Phi)

 Nhãn hiệu hàng hội chợ (tham khảo: http://193.194.138.42/en/Sustainability-Claims-

Portal/Discussion-Forum/Fair-Trade/Web-links/(Các khiếu nại về tính bền vững của

UNCTAD)

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiến lược về xuất khẩu và năng lực cạnh tranh tại việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)