Từ phương trình (2.2) ta thấy ∆L thay đổi khi ∆λB, do đó dựa vào sự dịch bước sóng Bragg ta có thể biết được sự thay đổi sức căng.
2.3. Cảm biến gia tốc dựa trên FBG cho công trình kiến trúc xây dựng dândụng dụng
2.3.1. Giới thiệu
Cảm biến gia tốc là một phần quan trọng cấu thành một hệ thống giám sát chất lượng công trình kiến trúc xây dựng dân dụng đặc biệt là phát hiện những thiệt hại do động đất và gió bão.
Cảm biến gia tốc quang có rất nhiều ưu điểm so với cảm biến gia tốc điện thông thường ví dụ như “ sự miễn dịch” của nó với nhiễu điện trường và khả năng truyền tín hiệu qua khoảng cách xa mà không cần có thêm các bộ khuếch đại.Mới đây,chúng ta đã phát triển một loại cảm biến gia tốc quang mới sử dụng yếu tố cách tử Bragg trong sợi.
Cảm biến gia tốc này đã được chế tạo để có độ nhạy cao cỡ 1 pm/Gal trong phạm vi tần số thấp.Độ nhạy qua trục được giảm tới mức tối thiểu bằng cách sử dụng một lò xo lá.Cơ chế làm việc của sensor này bảo đảm sự phân bố sức căng đồng đều trên yếu tố cách tử Bragg do đó phản xạ Bragg tối đa sẽ không bị giảm.Mặt khác,môi trường cách tử Bragg cần được gắn một cái giá đỡ kéo căng để tạo ra biến dạng một cách
thích hợp.Biến dạng này không được lớn hơn giới hạn làm việc của sợi quang trong công nghiệp truyền thông.Những mức biến dạng sẽ gây nguy hại và kết quả là sẽ hỏng trong một thời gian ngắn sử dụng.Để vượt qua khuyết điểm này thì việc phân loại biến dạng đã được chú ý đến.Với việc phân loại này, thời gian tồn tại của cách tử Bragg đã được kéo dài tới khoảng 50 năm bằng với 8000 biến dạng nhỏ đặt vào cách tử Bragg.Những điểm có lợi của khả năng phối hợp đã được chứng minh bởi cảm biến đo gia tốc sử dụng cách tử FBG và cảm biến đo áp lực sử dụng FBG.