Mô hình

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 29 - 31)

2. Phân tích ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến kết quả sản xuất kinh

2.2. Mô hình

Với đối tượng các DNNVV VN nhóm nghiên cứu áp dụng mô hình đơn giản hơn mô hình của Huselid (1995) với hai biến phụ thuộc được nghiên cứu là năng suất bình quân và tỷ suất lợi nhuận. Mô hình bổ sung biến phụ thuộc về lương thưởng (Compensation) có ảnh hưởng lớn đến kết quả của doanh nghiệp.

Productivityj = + Sizej + Agej + Competitionj + Compensationj + HR practicesj + Uj

Profit marginj = + Sizej + Agej + Competitionj + Compensationj

+ HR practicesj + Uj

Trong đó:

Productivityj: logarit tự nhiên của năng suất bình quân một lao động tính theo doanh thu

Profit marginj: Tỷ suất lợi nhuận

Sizej: logarit tự nhiên của tổng số lao động của doanh nghiệp

Tên biến Mô tả Công thức tính Biến phụ thuộc Productivity

Năng suất bình quân ln(qEA08/ q73_x) Biến phụ

Agej: Số năm hoạt động từ khi thành lập

Competitionj: Biến định tính về sự cạnh tranh

Compensationj: Logarit tự nhiên của lương thưởng bình quân một lao động

HR practicesj: Các hoạt động quản trị nhân lực

Uj: Sai số ngẫu nhiên

Bài nghiên cứu xem xét hai biến số phụ thuộc là năng suất bình quân và tỷ suất lợi nhuận.

Biến hoạt động quản trị nhân lực cho thấy mức độ (số lượng) các hoạt động thực tiễn doanh nghiệp áp dụng để quản trị nhân lực, cụ thể bao gồm việc lựa chọn kênh tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển công việc, đảm bảo phúc lợi và môi trường làm việc. Theo kinh nghiệm của các công ty nhỏ và vừa tại châu Á, các công ty quản lý nguồn nhân lực theo kiểu Nhật Bản chú trọng sự linh hoạt, luân chuyển trong công việc; theo kiểu Trung Quốc hiện đại quan tâm đến mở rộng nguồn tuyển dụng; và cả hai kiểu trên đều chú trọng việc đào tạo lao động và xem xét yếu tố thâm niên khi trả lương. Nhìn chung, việc áp dụng nhiều hơn các hoạt động quản trị nhân lực sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả làm việc, từ đó biến số được kỳ vọng có tác động tích cực đến năng suất bình quân. Quản trị nhân lực tốt cũng có thể làm tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng tốn kém chi phí nên mối quan hệ với biến phụ thuộc tỷ suất lợi nhuận có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều.

Bởi quản trị tiền công, tiền lương là một hoạt động quan trọng đối với các doanh nghiệp nên việc xem xét ảnh hưởng của tiền lương, thưởng tới năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận là rất cần thiết. Lương thưởng được chứng minh là có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của người lao động

nên mức lương, thưởng cao hơn sẽ tạo sự hài lòng và động lực cho người lao động và đem lại kết quả thực hiện công việc tốt hơn. Vì thế, biến số này được kỳ vọng có ảnh hưởng dương tới năng suất lao động. Tuy nhiên, việc tiền lương thưởng có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới tỷ suất lợi nhuận là chưa r ràng.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của quản trị nhân lực đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w