0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Lao động thuê ngoài:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 67 -99 )

III. Khấu hao 128,498 90,320 62,650

(Nguồn: Số liệu điều tra 2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Về chi phí trung gian: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên nhƣ nguyên liệu, nhiên liệu và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chè. Chi phí trung gian của nhóm hộ xã Tân Cƣơng là 2.741.136đ/hộ/lứa. Trong khi đó ở xã Phúc Hà là 1.949.700đ/hộ/lứa và xã Tích Lƣơng là 1.232.947đ/hộ/lứa.

Kết quả điều tra cho thấy, loại phân bón các hộ gia đình sử dụng chủ yếu là phân đạm vì loại phân này kích thích búp, lá chè sinh trƣởng mạnh. Sau mỗi lứa thu hoạch (thƣờng là 1 tháng), các hộ sẽ tiến hành bón đạm cho chè. Lƣợng phân kali bón cho cây chè là rất thấp, vì loại phân này nếu bón với

lƣợng lớn sẽ làm cho cây chè bị xót, chậm phát triển. Ngoài các loại phân trên, các hộ gia đình còn chăn nuôi để lấy phân ủ bón cho chè.

Thuốc BVTV cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đƣợc trong trồng trọt. Thực tế khi nghiên cứu ở 3 xã: Tân Cƣơng, Phúc Hà và Tích Lƣơng thì hiện nay hầu hết các nông hộ vẫn khá lạm dụng thuốc BVTV trong quá trình trồng chè.

b. Kỹ thuật chế biến, bảo quản

Chè búp tƣơi đƣợc bảo quản không dập nát sau khi hái và đƣợc chế biến theo quy trình chế biến đƣợc mô tả nhƣ sau:

Hình 3.1: Quy trình chế biến chè xanh

Chè búp tƣơi

Sao diệt men

Sao khô lần 1 Sao khô lần 2 Phân loại Chè cánh Lấy hƣơng Chè thành phẩm Chè bán thành phẩm Chè ban, chè vụn

Tùy theo cách chế biến của từng gia đình mà chất lƣợng chè khác nhau. Chè càng ngon thì đòi hỏi quá trình chế biến càng tỉ mỉ và công phu. Hiện nay, đã có một số hộ gia đình chế biến loại chè cao cấp gọi là chè “thƣợng ti” (tên gọi thời Pháp thuộc) hay còn gọi là chè tôm. Để sản xuất loại chè này, yêu cầu búp hái phải là 1 tôm, 1 lá và chọn những búp to, khỏe. Khi chế biến, cần điều chỉnh lửa nhỏ hơn bình thƣờng vì búp chè non, dễ bị cháy hoặc bị hỏng.

c. Tiêu thụ sản phẩm

Ngƣời dân ở các vùng này thƣờng trồng và chế biến chè tại nhà chứ ít bán chè tƣơi. Kênh tiêu thụ sản phẩm chè búp đƣợc thể hiện ở hình dƣới đây. Các hộ có chất lƣợng chè tốt, chè ngon thì hầu nhƣ chỉ bán tại nhà do tƣ thƣơng đến mua. Các thợ buôn thƣờng mua chè bán chƣa lấy hƣơng để có thể bảo quản đƣợc lâu. Một số gia đình có khách đến mua để sử dụng thì sẽ lấy hƣơng chè cho khách.

Các hộ có chè trung bình và vừa thì đem đến chợ vào các ngày phiên. Khối lƣợng chè bán ra mỗi phiên chợ chỉ khoảng 2 – 3 tấn. Ngƣời dân thƣờng mang chè đến các chợ gần xã để bán. Ví dụ hiện nay chè Tân Cƣơng đã có mặt ở rất nhiều tỉnh trong cả nƣớc nhƣng các thợ buôn chè chủ yếu là ngƣời trong xã hoặc ở các xã lân cận. Họ là những ngƣời hiểu rõ địa phƣơng và đặc điểm chế biến cũng nhƣ chất lƣợng chè của các gia đình trong xã. Những ngƣời buôn địa phƣơng này chính là những ngƣời cung cấp chè của Tân Cƣơng đến các vùng khác.

Giá chè ở các xã thay đổi theo mùa. Vào chính vụ, từ tháng 5 – 9, giá chè ngon vào khoảng 200.000 – 250.000đ/kg, giá chè vừa dao động từ 150.000 – 200.000đ/kg. Giá chè vụ đông và vụ xuân có tăng hơn, giá chè ngon từ 220.000 – 280.000đ/kg, chè vừa từ 100.000 – 220.000đ/kg. Có thời điểm giáp Tết, giá chè có thể lên tới hơn 300.000đ/kg. Vụ đông và vụ xuân, giá chè tăng là do vào mùa khô, lƣợng chè giảm mà nhu cầu sử dụng chè vào dịp cuối năm lại lớn. Giá chè đinh cao cấp thƣờng từ 800.000 – 900.000đ/kg,

giá chè tôm khoảng 300.000 – 500.000đ/kg. Chè vụn và chè ban đƣợc thu gom và bán với giá khoảng 25.000 – 30.000đ/kg, loại chè này thƣờng đƣợc sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau, ít dùng để uống.

Trong mỗi xã có một số hộ buôn bán chè lớn nhƣng chủ yếu là buôn bán trong nƣớc, lƣợng chè xuất khẩu sang nƣớc ngoài không nhiều và chủ yếu là qua các thợ buôn trung gian. Việc buôn bán chè vẫn còn nhỏ lẻ, chƣa có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại địa phƣơng. Bao bì, hình thức đóng gói còn khá đơn giản, dễ bị nhầm lẫn với chè của các vùng khác. Cùng với việc xây dựng và đƣa vào sử dụng chợ làng nghề, các vùng chè cần sớm có thƣơng hiệu hàng nông sản riêng cho mình để tôn vinh mặt hàng đặc sản của địa phƣơng.

Hình 3.2: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm chè Chè búp tƣơi Chế biến hộ gia đình Sản phẩm (chè xanh)

Bán tại nhà Ngƣời tiêu dùng Bán tại chợ

trong nƣớc

Ngƣời buôn bán trung gian

Đóng gói

Xuất ra nƣớc ngoài

d. Hiệu quả kinh tế đạt đƣợc

Bảng 3.10: Kết quả sản xuất chè của hộ

Chỉ tiêu ĐVT Địa điểm Xã Tân Cƣơng Xã Phúc Xã Tích Lƣơng 1. Diện tích Sào 13,89 10,05 6,97

2. Năng suất Tạ/sào 2,8 2,72 2,56

3. GO 1.000đ 11.665,422 7.940,400 5.214,447

4. IC 1.000đ 2.741,136 1.949,700 1.232,947

5. VA 1.000đ 8.924,286 5.990,700 3.981,500

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

* Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất chè của hộ

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng chè cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất đƣợc các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của sản xuất chè. Một điều dễ nhận thấy là hộ có quy mô lớn thƣờng là những hộ sản xuất chuyên chè, ở những hộ này cây chè đƣợc đầu tƣ tốt hơn, đƣợc chú trọng hơn trong sản xuất.

Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất chè của hộ

Chỉ tiêu ĐVT Địa điểm

X. Tân Cƣơng X. Phúc Hà X. Tích Lƣơng

1. GO/diện tích 1.000đ/sào 839,843 790,090 748,127 2. VA/diện tích 1.000đ/sào 642,497 596,089 542,539

3. GO/IC Lần 4,26 4,07 3,64

4. VA/IC Lần 3,26 3,07 2,64

5. VA/GO Lần 0,77 0,75 0,73

Qua bảng trên, ta thấy hiệu quả sản xuất chè trên một đơn vị diện tích của hộ ở 3 xã là khác nhau. Cụ thể: Tổng giá trị sản xuất cây chè trên 1 sào của hộ ở xã Tân Cƣơng là 839.843đ/sào, cao hơn 1,06 lần so với xã Phúc Hà và cao hơn 1,12 lần so với xã Tích Lƣơng. Giá trị gia tăng trên 1 sào của hộ ở xã Tân Cƣơng là 642.497đ/sào, cao hơn 1,08 lần so với xã Phúc Hà và cao hơn 1,18 lần so với xã Tích Lƣơng.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của hộ ở xã Tân Cƣơng cũng cao hơn hộ ở xã Phúc Hà và xã Tích Lƣơng. Cụ thể: Nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì hộ ở xã Tân Cƣơng thu về đƣợc 4,26 đồng giá trị sản xuất, còn hộ ở xã Phúc Hà thu về đƣợc 4,07 đồng, hộ ở xã Tích Lƣơng thu đƣợc 3,64 đồng. Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí cho biết khi đầu tƣ thêm 1 đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ xã Tân Cƣơng là 3,26 đồng giá trị tăng thêm, hộ xã Phúc Hà là 3,07 đồng và hộ ở xã Tích Lƣơng là 2,64 đồng.

3.2.3. Những ảnh hưởng của việc phát triển sản xuất chè đối với xã hội

Phát triển sản xuất chè đã góp phần đẩy mạnh phong trào phủ xanh đồi trọc, biến đồi trọc thành tƣ liệu sản xuất, từ đó tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, tăng thu nhập đáng kể cho ngƣời lao động. Đồng thời cây chè cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 4,53%, đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 3,61%.

Công tác giáo dục đào tạo ngày càng đƣợc củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học với nhiều loại hình theo hƣớng xã hội hóa. Mạng lƣới trƣờng lớp ngày càng phát triển. Vì vậy, số lƣợng trẻ em đi mẫu giáo, số lƣợng học sinh phổ thông tiếp tục tăng, nhất là học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học, góp phần vào sự phát triển cho toàn thành phố. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 482 trƣờng học, 11.927 giáo viên và 51.264 học sinh thuộc các bậc mẫu giáo và bậc phổ thông.

Bảng 3.12: Tình hình giáo dục – y tế

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011

1. Giáo dục

- Số trƣờng mầm non Trƣờng 40 41

- Số lớp mẫu giáo Lớp 301 322

- Số học sinh mẫu giáo Học sinh 9.642 11.189

- Số học sinh phổ thông Học sinh 35.575 40.075

2. Y tế

- Số giƣờng bệnh Giƣờng 2.050 2.235

- Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuối bị suy dinh dƣỡng

% 7,2 6,5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011)

Trong những năm gần đây công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đƣợc tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng. Ở mỗi địa phƣơng đều có trạm y tế, chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo đƣợc quan tâm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, cây chè bị ảnh hƣởng không tốt từ thông tin chè bẩn, gây hoang mang cho ngƣời dân, nhiều hộ bi quan, không đầu tƣ chăm sóc và chuyển sang làm việc khác. Mặt khác, do có tính chất mùa vụ, sản lƣợng thu hoạch lớn nên đã tạo ra một sức ép về nguồn nhân công tại địa phƣơng. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất chè, việc sử dụng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu cũng đã có những tác động tiêu cực đến sức khỏe của ngƣời dân.

3.2.4. Những ảnh hưởng của việc phát triển sản xuất chè đối với môi trường sinh thái

3.2.4.1. Quản lý dinh dưỡng đất và chống xói mòn a. Quản lý dinh dưỡng đất

Để đảm bảo dinh dƣỡng cho cây trồng, các hộ đã bổ sung phân bón cho đất, lƣợng phân bón chủ yếu đƣợc thu thập từ bên ngoài. Các loại phân

thƣờng đƣợc sử dụng cho chè là phân NPK, phân vi sinh tổng hợp, phân lân vi sinh. Phân chuồng và phân bắc đƣợc sử dụng ƣu tiên cho lúa và rau. Rơm, tro, lá cây ủ với phân chuồng để quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và cung cấp nhiều chất hữu cơ. Biện pháp tủ gốc chè bằng guột và cành lá chè đốn làm tăng độ mùn, chất dinh dƣỡng và chống xói mòn đất.

Hình thức bón phân chủ yếu của ngƣời dân là vãi phân theo các lô chè. Hình thức này nhanh, tiết kiệm lao động và sức lao động những gây lãng phí phân bón và ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất và nƣớc. Lƣợng phân bón ngấm vào đất do nƣớc tƣới ít mà ở lại trên cành, lá chè và lớp cây tủ gốc. Khi mƣa hoặc tƣới nƣớc thì chỉ một phần lƣợng phân bón này ngấm vào đất và đƣợc cây trồng hấp thụ, lƣợng phân bón lại sẽ bị rửa trôi xuống các vùng đất thấp hơn, các ruộng lúa và các nguồn nƣớc mặt. Một ngƣời nông dân cho biết, nhiều khi gia đình anh bón phân cho chè thì thấy lúa ở phía gần nƣơng chè tốt hơn. Ngƣời nông dân nhận biết đƣợc sự lãng phí phân bón do bị rửa trôi nhƣng họ vẫn sử dụng hình thức này vì thuận tiện, không mất nhiều công sức.

Việc bón phân với khối lƣợng lớn, bón nhiều lần trong năm và kéo dài nhiều năm đã khai thác tối đa khả năng sản xuất của đất, ảnh hƣởng đến chất lƣợng đất. Cần có những nghiên cứu và dự báo về sự thay đổi tính chất của đất sau thời gian canh tác lâu dài.

b. Phòng chống xói mòn

Ngƣời nông dân đã có những hiểu biết về vấn đề xói mòn đất cũng nhƣ việc cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu để chống xói mòn. Mối quan tâm của ngƣời dân về vấn đề này tập trung chính vào xói mòn ở đất trồng chè, vấn đề này đã không đƣợc chú ý nhiều ở đất trồng rừng. Để chống xói mòn, các hộ đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau và họ đã thành công ở những mức độ khác nhau.

Hầu hết các gia đình đều thiếu sức lao động, vì thế các biện pháp chống xói mòn nhìn chung không đòi hỏi đầu tƣ lao động lớn. Chè đƣợc trồng theo đƣờng đồng mức. Mật độ chè dày và độ cao cây chè thấp để cây chè nhanh khép tán. Đất giữa các hàng chè đƣợc che phủ bằng guột để giảm xói mòn và cỏ mọc. Một số hộ kinh tế kém không chú trọng đến biện pháp tủ gốc khiến cho độ xói mòn của các nƣơng chè càng cao. Đây là một nguyên nhân dẫn tới năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng chè của những gia đình này thấp.

Để giảm xói mòn cho các nƣơng chè, ngay từ khi kiến thiết cơ bản, các hộ đã hạ thấp độ dốc của đất thành các cấp khác nhau nhƣ những ruộng bậc thang hẹp. Giữa các nƣơng chè có lớp cỏ mọc để che phủ bề mặt. Các gia đình đã không rẫy cỏ mà cắt cỏ để lại gốc và rễ cỏ để giữ đất ở các đƣờng lô. Cây chè chƣa khép tán thƣờng đƣợc trồng xen với sắn, điền thanh hoặc cây họ đậu để che bóng và giảm xói mòn. Rơm chỉ đƣợc tủ gốc cho chè mới trồng, còn chủ yếu để đốt lấy gio ủ phân bón. Tủ gốc bằng rơm thƣờng sinh ra bọ mạt gây ảnh hƣởng tới ngƣời đi hái chè và gây ra bệnh nấm cho cây chè.

Mặc dù hạn chế về lao động, vốn đầu tƣ, kỹ thuật nhƣng ngƣời nông dân vẫn tìm đƣợc những biện pháp tiện lợi và hiệu quả kinh tế để quản lý dinh dƣỡng đất và phòng chống xói mòn cho đất đồi chè, đất vƣờn và ruộng lúa của họ. Vấn đề cần đặt ra là việc tạo thêm các nguồn phân bón hữu cơ cho các gia đình để bổ sung dinh dƣỡng cho đất và làm thế nào để giảm bớt lãng phí do rửa trôi phân bón giữa các vụ.

3.2.4.2. Những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc BVTV là biện pháp phòng trừ sâu hại chính của các hộ trồng chè. Việc lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV chủ yếu là do kinh nghiệm của từng gia đình và các gia đình tự học hỏi nhau. Qua điều tra thực tế, các hộ đều phun thuốc đại trà khi có sâu hại. Khái niệm phun phòng, phun định kỳ đã

ăn sâu vào ngƣời dân. Cứ thấy sâu hại xuất hiện là phun đại trà cả vƣờn chè để phòng trừ, vừa tốn kém lại vừa độc hại.

Hiện nay nhiều gia đình đã sử dụng bình phun thuốc sâu bằng động cơ, vừa nhanh, vừa giảm độc hại. Tuy nhiên, còn một số hộ vẫn sử dụng bình phun thuốc bằng tay, loại bình này hiệu quả thấp, dễ bị rò rỉ nên ảnh hƣởng nhiều đến ngƣời sử dụng. Phƣơng tiện bảo hộ cho ngƣời đi phun thuốc còn thô sơ, đơn giản nhƣ quần áo vải, găng tay, khẩu trang, mũ, giầy. Nhiều ngƣời không sử dụng phƣơng tiện bảo hộ đúng theo yêu cầu lao động do họ không cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi sử dụng, một phần là do ý thức chủ quan của ngƣời dân.

a. Ảnh hưởng đến môi trường

Các vỏ đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng xong thƣờng vứt bừa bãi tại vƣờn hoặc vứt một chỗ gần nơi lấy nƣớc. Một số gia đình đem các vỏ đựng thuốc trừ sâu về nhà để ở một góc vƣờn lâu ngày mới đem vào bãi rác để vứt. Việc loại bỏ các vỏ bao đựng thuốc BVTV bừa bãi gây mất vệ sinh. Trời mƣa, nƣớc cuốn trôi các vỏ bao này đi nơi khác, đặc biệt là những vỏ bao ở gần sông, suối, làm ô nhiễm nguồn đất và nƣớc, chƣa kể đến việc các vỏ bao này lâu ngày mới đƣợc chôn lấp, các hoạt chất còn trong đó làm ô

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN (Trang 67 -99 )

×