III.2 Giải pháp khắc phục:

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thanh toán (Trang 28 - 30)

Mục tiêu và định hướng của chính sách điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian tới:

- Chính sách tỷ giá phải giữ vững thế cân bằng nội và cân bằng ngoại. - Ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu trên thị trường xuất khẩu, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu , cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ.

- Từng bước nâng cao uy tín VND, tạo điều kiện cho VND có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi.

- Phối hợp với chính sách ngoại hối để chống hiện tượng đô la hoá.

Để thực hiện được mục tiêu đó, theo chúng em NHNN nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Tiếp tực hoàn thiện và thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Trong xu thế toàn cầu hóa Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý để thích ứng và tạo ra động lực phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập vì chế độ tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó Nhà nước vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá để tránh VND tăng giá cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu nhưng lại kích thích nhập khẩu.

- Chính sách TGHĐ phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước. NHNN có thể nghiên cứu áp dụng chính sách “tỷ giá kép”, tức là tỷ giá áp dụng cho hoạt động xuất- nhập khẩu khác với tỷ giá áp dụng cho đầu tư gián tiếp: Tỷ giá cho xuất- nhập khẩu cao để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; Tỷ giá cho đầu tư gián tiếp thấp, tức là một hình thức đánh thêm thuế chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ với trái phiếu chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế đầu cơ ngắn hạn.

- Thực hiện chính sách đa ngoại tệ. Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi. Điều này thể hiện rõ ở trong năm 2008. Nước ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như đồng EURO, yên Nhật vì hiện nay EU, Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa.

- Nâng cao sức mạnh cho đồng tiền Việt Nam bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế như: hiện đại hoá nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng chính sách thích hợp để phát triển nông

nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, bài trừ tham nhũng … Tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho đồng tiền Việt Nam: đồng tiền chuyển đổi được sẽ tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư , hạn chế tình trạng lưu thông nhiều đồng tiền trong một quốc gia. Hiện tượng đô la hóa nền kinh tế được hạn chế. Việc huy động các nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó năng động hơn. Đồng tiền tự do chuyển đổi làm giảm sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá, giúp cho tốc độ chu chuyển vốn được đẩy mạnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn tạo khả năng chuyển đổi cho VND phải có đủ lượng ngoại tệ dự trữ và nền kinh tế vững mạnh. Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam phải được nhanh chóng cải thiện.

- Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách ngoại hối có hiệu qủa bằng cách mở rộng thị trường ngoại hối để các doanh nghiệp, các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường ngày một nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình.

- Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng , song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng.

- Chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhiên, NVTTM nội tệ là công cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó còn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ tạo ra lạm phát. Để giảm lạm phát người ta tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát do đó cũng giảm theo.

- Vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hoạt động dự báo có một tầm quan trọng rất lớn trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ. NHTW có thể sử dụng các nhân tố cơ bản như thuyết PPP, hiệu ứng Fisher quốc tế để dự báo. Ngoài ra, NHTW cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt.

- Nhanh chóng thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro. Trong điều kiện tỷ giá hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn chúng ta cần phải gấp rút triển

khai các công cụ phòng ngừa rủi ro. Chính phủ đã cho phép các NHTM thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Vấn đề là các NHTM và doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp có thu, chi bằng ngoại tệ phải nhanh chóng sử dụng các công cụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

KẾT LUẬN

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận này là đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thanh toán quốc. Kết quả tính toán cho thấy tiền đồng trong năm 2008 đã bị giảm giá. Tỷ giá bị biến động mạnh mẽ và do chịu nhiều tác động yếu tố khách quan cũng như chủ quan

Có thể nói việc nghiên cứu tác động của tỷ giá có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi học viên, nó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về thực trạng cán cân xuất nhập khẩu, cán cân vốn… của nước nhà và tầm ảnh hưởng của tỷ giá mà trong năm 2008 là một ví dụ. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này trong tương lai.

Và theo đó, chính sách tỷ giá trong thời gian tới, NHNN nên tiến hành hoàn thiện cơ chế tỷ giá sao cho linh hoạt hơn, rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tỷ do, từ đó làm biến mất tỷ giá thị trường tỷ do. Đồng thời cũng không nên thực hiện một cuộc phá giá mạnh mẽ nhằm kích thích xuất để tránh những rủi ro các khoản vay ngoại tê của doanh nghiệp, chính phủ, tình trạng lạm phát cao...

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thanh toán (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w