Thu gom nước thải từ các cống của nhà máy tập trung về hố thu, tách mỡ để tách các mỡ và rác ra khỏi nước thải trước khi cấp qua bể ổn định.
Nước thải từ nhà máy được đưa về cống tập trung, do nguyên liệu sử dụng của nhà máy là cá các loại đông lạnh nên chúng có đặc điểm là rất nhiều mỡ nếu chúng ta không tách mỡ ở công đoạn này tốt sẽ làm ảnh hưởng cho công đoạn xử lý phía sau như: làm nghẹt xong chắn rác, bơm hoạt động không được... do đó bể tách mỡ ở giai đoạn này là rất cần thiết. Bể tách mỡ được thiết kế cho nhiều vách ngăn ở trên và thông đáy dưới. Mỡ được tách ra được công nhân vớt ra đưa vào thùng và vận chuyển đến một nơi thích hợp (có thể sử dụng lảm thức ăn gia sút hoặc bán cho những người có nhu cầu) ở mỗi ca sản xuất hoặc làm thiết bị vớt mỡ tự động hoặc bán tự động. Từ đây dùng 2 bơm chìm chuyên dùng 2HP (1 hoạt động, 1 cấp bù) đưa qua bể điều hòa, có thể vận hành 2 bơm cùng lúc.
2.2.2.Bể ổn định
Nước thải sau khi tách cặn rác, mỡ được tập trung về bể ổn định có kết hợp thổi khí. Thời gian lưu nước cực đại ở bể này trong ngày 5 giờ. Sau khi đả ổn định lưu lượng dòng chảy, sử dụng 2 bơm chìm chuyên dùng 1.5HP , đưa qua bể lắng 1. Hai máy hoạt động liên tục, máy 1 hoạt động 1 tiếng thì dừng, máy 2 nối tiếp máy 1 tiếp tục hoạt động 1 tiếng dừng và máy 1 lại tiếp tục hoạt động.
Để tránh tình trạng bốc mùi xung quanh khu vực xử lý, bể này được xây dựng có nắp đan đậy kín, đồng thời có lắp hệ thống quạt hút thu khí về thiết bị xử lý trung tâm trước khi thải ra môi trường.
Ổn định lưu lượng, dòng chảy, ổn định nồng độ chất bẩn, ổn định pH. Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải, làm giảm khoảng 20% COD
Làm thoáng sơ bộ nước thải. Bay hơi clo trong nước thải.
2.2.3.Bể lắng 1
lắng lượng bùn hoạt tính sinh ra từ bể Aeroten.
Bể được thiết kế theo nguyên lý lắng đứng, nước thải sẽ đươc tập trung vào ống trung tâm và dòng nước đi từ trên xuống, lượng cặn sẽ được lắng nằm phía dưới, nước thải sau lắng sẽ được máng thu ở phía trên dẫn chảy tràn qua bể sinh học kị khí (UASB). Thời gian lưu nước ở bể này là 3- 4 giờ.
Bể này được thiết kế có độ dốc 45 – 600 để thu bùn nhờ thiết bị gạt bùn lắp trên bể lắng, thiết bị này có nhiệm vụ quay quanh hồ để quạt bùn đưa về hố thu bùn. Từ hố thu bùn dùng bơm bùn nổi chuyên dùng hút lượng bùn dư đưa qua bể xử lý bùn, để giảm tốc độ dòng chảy người ta có lắp phân phối dạng hình nón có tác dụng tản nước ra, các cặn lơ lững sẽ lắng lại bên dưới và nước sẽ tràn lên trên, dùng máng thu nước để thu nước này.
Trong quá trình lắng có bổ sung thêm chất trợ lọc là phèn (2 kg) hoặc NaOH (1,5 kg).
lắng lại lượng cặn SS nhằm đảm bảo cho các hệ thống phía sau hoạt động tốt hơn.