Theo nghiên cứu của France TD (1999) [59], gia phạt quang học ở mắt tốt hơn được đánh giá là đem lại thành công trong duy trì thị lực ở mắt nhược thị với những trẻ lớn không tuân thủ bịt mắt hoặc duy trì thị lực sau khi đã ngừng liệu pháp bịt mắt. Trong một nhiên cứu của PEDIG (ATS), bịt mắt ít nhất 6 giờ mỗi ngày được so sánh với 1% atropine tra vào mỗi buổi sáng ở trẻ em từ 3 - 7 năm với mức nhược thị trung bình (PEDIG 2002). Sau 2 năm theo
dõi, thị lực được cải thiện tương tự ở cả hai nhóm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều trị nhược thị bằng phương pháp bịt mắt kết quả ban đầu nhanh hơn và điều trị gia phạt bằng atropine được chấp nhận cao hơn dựa trên một bảng câu hỏi của cha mẹ [45], [108].
Chúng tôi có được kết quả duy trì thị lực của bệnh nhân bằng hai phương pháp sau 6 tháng và 1 năm, 18 tháng và 2 năm.
Trong số bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp bịt mắt, tỷ lệ duy trì thị lực ≥ 8/10 sau 6 tháng là 95,65%; sau 1 năm là 94,44%; sau 18 tháng 91,89%; sau 24 tháng 86,36%. Số bệnh nhân điều trị bằng phương pháp gia phạt, tỷ lệ duy trì thị lực ≥ 8/10 ở 6 tháng là 96,34% và sau 1 năm là 96,91%; sau 18 tháng là 93,20%; sau 24 tháng 94,32%.
Như vậy, mặc dù bệnh nhân điều trị ở phương pháp I (bịt mắt) vẫn được dùng các biện pháp điều trị duy trì như tiếp tục đeo kính, bịt mắt một phần hoặc dán kính ở mắt tốt nhưng tỷ lệ giảm thị lực cao hơn hẳn nhóm bệnh nhân điều trị bằng phương pháp II (gia phạt). Ở nhóm điều trị bằng phương pháp II duy trì thị lực tốt hơn, có thể đạt được kết quả duy trì thị lực cao vì chúng tôi phối hợp điều trị dùng atropin và kính (gia phạt). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của France TD (1999) [59]: 93% số bệnh nhân duy trì được thị lực và thậm chí còn cải thiện thị lực hơn sau khi ngừng bịt mắt và áp dụng phương pháp gia phạt kính ở mắt tốt. Đồng thời phù hợp với nhận định của Kaye SB và cộng sự (2002), kết hợp dùng kính và atropine (gia phạt) là một phương pháp điều trị hiệu quả, và có thể có tác dụng nhanh hơn so với điều trị gia phạt phương pháp duy nhất, nhưng tỷ lệ giảm thị lực đảo ngược có thể cao hơn. Tác dụng của nó có thể đặc biệt hữu ích trong điều trị nhược thị do lệch khúc xạ [45].
Phương pháp này có nhiều ưu điểm: làm trẻ dễ chấp nhận hơn, nhất là ở trẻ lớn, tạo cho bệnh nhân nhìn 2 mắt, kích thích TG2M phát triển, từ đó việc duy trì thịlực sẽ lâu bền hơn.
Tuy nhiên, nhất là giai đoạn đầu điều trị, tất cả những lỗi như vỡ kính, bỏ đeo kính có nguy cơ giảm thị lực xuống mức tối thiểu do ngừng kích thích mắt bệnh nhân, nếu đeo kính không đúng sẽ ít tác dụng như nhận xét của Aron JJ và cộng sự (1984) [184].