Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Về mẫu nghiên cứu: Tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là
300 ĐTNC, lớn hơn cỡ mẫu dự kiến tối đa là 170 ĐTNC. Sở dĩ cỡ mẫu của chúng tôi lớn hơn là do trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của phòng khám ngoại trú Nội tiết Bệnh viện Trung ương Huế và sự cộng tác của những bệnh nhân ĐTĐ đến khám, điều trị tại đây. Chính vì vậy cỡ mẫu thực tế trong nghiên cứu có lớn hơn cỡ mẫu dự kiến tối đa.
Về giới của đối tượng nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân nam, nữ trong
nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 29,3% và 70,7%. Như vậy số lượng bệnh nhân nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với bệnh nhân nam. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của nhiều tác giả trong nước, tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam [9], [11], [26], [28]. Nhưng kết quả này trái ngược với các tác giả nước ngoài, như: Khalid S, khi nghiên cứu trên 300 bệnh nhân ĐTĐ tại Ảrập nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam (74%) cao hơn nữ (26%) [40]. Sự khác ngau này có thể do ảnh hưởng của các yếu tố giống nòi, chủng tộc, thói quen ăn uống và sinh hoạt.
Về tuổi của đối tượng nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân
trong nhóm nghiên cứu này là 65,3 ± 12,7 tuổi, thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 91 tuổi. Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm đa số với 73,3% (bảng 3.1). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hoàng Lê Anh Dũng, Trần Hữu Dàng khảo sát trên 83 bệnh nhân đái tháo đường type 2 mới phát hiện tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010 tuổi trung bình là 64,04 ± 15,28 tuổi, thấp nhất 19 tuổi cao nhất 90 tuổi, < 60 tuổi là 35,21%, ≥ 60 tuổi 64,79% [10]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang (2006), tuổi trung bình là 63,42 ± 10,48, cao nhất là 86 tuổi, thấp nhất là 35 tuổi [23].
bình của bệnh nhân là 61,4 ± 7,0 tuổi [43] .
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác cho thấy tần suất ĐTĐ tăng khi tuổi tăng. Điều này phù hợp với nhận định của Mai Thế Trạch, tuổi của người bệnh ngày càng tăng lên, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều [25].
Về trình độ học vấn: Trình độ học vấn liên quan đến kiến thức và kỹ
năng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân có mức học vấn từ THCS trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,0%, nhóm có trình độ học vấn từ THPT trở lên có tỷ lệ thấp hơn với 36,0%. So sánh với nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền, Phạm Thắng thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương thì trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên là 58,2% [16]. Sự khác nhau này có thể là vì nghiên cứu của chúng tôi trên các bệnh nhân ngoại trú và địa điểm nghiên cứu khác nhau.
Về nghề nghiệp: Từ bảng 3.1 cho thấy nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao
nhất của bệnh nhân ĐTĐ là hưu trí và ở nhà chiếm 83,7%, trong khi đó những bệnh nhân có nghề nghiệp buôn bán, viên chức, nội trợ chiếm tỷ lệ thấp hơn. Theo kết quả của Trần Thị Chương Phương (2013) thì nghề nghiệp chính là nội trợ (58,5%) [19]. Sự khác nhau này vì nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên địa điểm khác nhau và đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu từ 60 – 79 tuổi.
Về type đái tháo đường: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đái
tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ cao nhất với 98,3%. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu ĐTĐ chiếm trên 90% trong cộng đồng.
Về thời gian phát hiện bệnh: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm các bệnh nhân được phát hiện ≥ 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 66,7%, nhóm bệnh nhân được phát hiện < 5 năm chiếm tỷ lệ 33,3%, kết quả này cũng tương tự như tác giả Juman Al-Kaabi và cộng sự (2009) tỷ lệ bệnh nhân phát
hiện bệnh ≥ 5 năm là 66,8%, < 5 năm là 33,2% [38]. Tuy nhiên kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết (2003) [1], tỷ lệ bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm là 89,2%, trên 5 năm là 10,8%.
Sở dĩ có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là bệnh nhân trên 60 tuổi, thời gian phát hiện bệnh lâu hơn.
Về các bệnh lý phối hợp: Từ bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ mắc 1 bệnh mạn
tính/biến chứng là 52,7%, tỷ lệ có từ 2 bệnh khác trở lên là 15,0%. Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2011) [24], mắc một bệnh khác là 29%, từ 2 bệnh khác trở lên là 44,9%. Có sự khác nhau này có thể là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang có số lượng bệnh nhân cao tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn các đối tượng khác và thường đối tượng này mắc các bệnh lý mạn tính khác kèm theo nhiều hơn so với người trẻ tuổi.
Về thuốc điều trị: Từ bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ dùng thuốc viên chiếm tỷ
lệ cao nhất với 91,7%, tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm insulin 8,3%. Sở dĩ như vậy vì trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là ĐTĐ type 2.