Trong thập niên vừa qua, đã có sự lo lắng ngày càng tăng về tỷ lệ tăng trường của nền kinh tế Hoa Kỳ. Tỷ lệ tăng trưởng chung (tỷ lệ tăng trưởng trung bình và tỷ lệ tăng sản lượng trung bình trên mỗi công nhân chậm hơn so với Nhật Bản và Đức và trong một số ngành. Chẳng hạn như ôtô, thị phần của chúng ta trong thị trường Thế giới ảm xuống một cách đáng kể.
Về lý do giải thích đối với sự giảm sút đó vẫn chưa có sự thống nhất. Mỗi nhà kinh tế đều có lý luận riêng của mình. Điều mà đa số các nhà kinh tế nhất trí với nhau mà các chính sách của Chính phủ đã và đang tiếp tục các tác động quan trọng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta.
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào ba yếu tố cơ bản, tăng vốn đầu tư, tiến bộ kỹ thuật (nghiên cứu và triển khai), khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nhiên nhiên. Những yếu tố này đóng góp một phần của Ngân sách nhà nước. Khi ngân sách Nhà nước thu cao hơn chi và trong dự toán NSNN chi cho đầu tư lớn và đạt hiệu quả cao sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trường.
Chính phủ có vai trò tích cực trong việc khuyến khích đầu tư. Đôi khi có quản điểm phổ biến Chính phủ nên thận trọng để không kìm hãm đầu tư đầu tư nhưng cũng không can thiệp trực tiếp vào khuyến khích đầu tư gây ra sự phân bổ phi hiệu quả các nguồn đầu tư. Chính phủ nên giữ thuế suất và thâm hụt ở mức thấp (để không chiếm vốn đầu tư). Những chính sách của chính phủ về cho hoãn và không cho hoãn thuế đầu tư và đẩy mạnh khấu hao không được quá mức làm, nhằm khuyến khích mức đầu tư.
Ngân sách Nhà nước tăng thu nhờ khai thác tài nguyên thiên nhiên đó là dầu thô và khai thác than. Các chính sách của chính phủ đã chú trọng các nguồn năng lực hạn hẹp của chúng ta (mặc dù một số nhà kinh tế cho rằng về lâu dài việc cung cấp hạn chế một số tài nguyên khác có những hậu quả nghiêm trọng hơn). Do đó chính phủ lo lắng về cung cấp năng lượng hạn hẹp và sự lệ thuộc của chúng ta vào nước ngoài.
Trong nền kinh tế thị trường chi Ngân sách nhà nuớc không tham gia trực tiếp vào thị trường mà dưới hình thức trợ gia trợ cấp.
NSNN phải đảm bảo sự công bằng thì nền kinh tế nhà nước mới tăng trưởng và phát triển về mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng.
Chính sách công cộng có nhiều mục tiêu. Một trong số mục tiêu đó là khuyến khích sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. Một mục tiêu khác khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Còn một mục tiêu khác nữa là đảm bảo phân phối phúc lợi công bằng, cả giữa các thế hệ lẫn trong mội bộ một thế hệ (hay ít nhất là đảm bảo một tấm lưới an toàn để người nghèo không bị rơi vào đó).
VD: Đối với loại khoáng sản có thể bị cạn kiệt như dầu rõ ràng là việc đánh đổi giữa các thế hệ là điều quan trọng. Đầu tiên dùng hiện nay sẽ không còn để sau này dùng nữa. Nhưng các nhà kinh tế không quan tâm nhiều lắm đến mối liên hệ giữa tiêu dùng dầu thô của thế hệ hiện tại và cảu thể hệ mai sau. Vì họ quan tâm đến mối quan hệ giữa toàn bộ phúc lợi của các thế hệ. Có thể phải đánh đổi giữa tăng trưởng và phân phối. Một số chính sách nhằm phân phối lại của cải có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng thông qua năng suất lao động có thể gián tiếp tác động có lợi đến công nhân, đặc biệt là sau này.
Mọi chính sách không khuyến khích tiết kiệm (như thuế thừa kế), hoặc đầu tư, có thể làm cho mức tích luỹ vốn giảm xuống; giảm đầu tư sẽ làm giảm tiến công và làm công nhân bị thiệt. Chừng nào chính phủ chưa có những hành động kiên quyết thì bất công trên thực tế sẽ còn tăng lên. Các biện pháp thuê nhằm phân phối lại thu nhập bao giờ cũng kéo theo những méo mó, làm cho chiếc bánh có thể đem chia bé lại, như vậy người
nghèo đáng lẽ được nhận phần to trong chiếc bánh nhỏ đó, thì các chính sách phân phối lại đó không thể giúp được lợi. Những người ủng hộ người nghèo cũng chỉ rằng, lợi ích của tăng trưởng cũng không được chia đều. Những người bị thất nghiệp lâu dài và không có trình độ học vấn có thể là những người trong số người không được lợi kia.
KẾT LUẬN
Qua phần nghiên cứu và trình bày ở trên cho chúng ta thấy để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Ngân sách nhà nước đóng vài trò hết sức quan trọng. Bằng nhiều các biện pháp khác nhau đó là đầu tư, trợ cấp trợ giá cho các tổ chức kinh tế. Ngân sách nhà nước góp phần bình ổn thị trường và bình ổn nền kinh tế tạo nền sự công bằng trong xã hội. Mang lại một xã hội công bằng văn mình, một xã hội phát triển ổn định vững mạnh.
Nghiên cứu sự tác động NSNN đối với quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế giúp mọi người có cách nhìn toàn diện hơn về vai trò của Nhà nước đối với quá trình tăng trưởng phát triển nền kinh tế. Nhất là trong thời đại nền kinh tế toàn cầu như hiện nay. NSNN là công cụ quan trọng giúp các nước đang phát triển tiến vào nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế được thuận lợi và vững mạnh.