2.1.2.1 Bản chất của Chi Ngân sách Nhà nước
Chi Ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong qua trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Chi ngân sách Nhà nước có quan hệ chặc chẽ với thu Ngân sách Nhà nước. Thu Ngân sách là nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách, ngược lại sử dụng vốn NSNN để chi cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại là điều kiện để tăng nhanh thu ngân sách. Chi ngân sách gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
2.1.2.2. Phân cấp nguồn chi:
• Chi thường xuyên:
Chi thường xuyên bao gồm 14 khoản mục:
(1) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường và các sự nghiệp khác.
(2) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế. (3) Quốc phòng an ninh và trật tự xã hội (4) Hoạt động của các cơ quan Nhà nước (5) Hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam
(6) Hoạt động của mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh...
(7) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước. (8) Các chương trình quốc gia.
(9) Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội quy định của Chính phủ (10) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội
(11) Tài chợ cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định (12) Trả lãi tiền do Nhà nước vay.
(13) Viện trợ cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài (14) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
• Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển bao gồm 5 khoản mục:
(1) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn
(2) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước; góp vốn cổ phần.
(3) Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc giá và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với các chương trình dự án phát triển kinh tế.
(4) Dữ trự Nhà nước
(5) Cho vay Chính phủ để đầu tư phát triển;
• Chi trả nợ gốc da Nhà nước vay
• Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Lần đầu tiên, chi NSNN giai đoạn (1991 - 2000) được kết cấu lại theo hướng trọng cả 3 lĩnh vực chi đầu tư, chi thường xuyên, chi trả nợ (chi thường xuyên vẫn chiếm bình quân 63,5%/ tổng chi, chi phát triển đã đạt bình quân 25%, việc trợ và trả nợ khoảng 11%). Một xu hướng mới đang hình 5 thành chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn tập trung Nhà nước đang được dành chủ yếu cho xây dựng hạ tầng cơ sở và những khu vực khó hoặc
không thu hồi được vốn. Đây là một xu hướng tich cực, phù hợp với thực tế nước ta.
2.1.2.3 Phân loại chi Ngân sách Nhà Nước
• Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
Nếu căn cứ vào lĩnh vực hoạt động thì chi Ngân sách Nhà nước bao gồm: Chi đầu tư kinh tế; Chi cho y tế; Chi cho giáo dục; Chi cho phúc lợi xã hội (đảm bảo xã hội); Chi cho quản lý hành chính; Chi cho an ninh quốc phòng.
• Căn cứ vào tính chất sử dụng
* Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất, là những khoản chi cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp...
* Chi cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất, là những khoản chi về dịch vụ công cộng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, y tế, thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học, quản là Nhà Nước....
• Căn cứ vào chức năng quản lý của Nhà nứơc
- Chi nghiệp vụ: chi lương, tiền công, trả nợ trong nước và ngoài nước, hỗ trợ và chuyển giao, hưu trí và thâm niên, cung cấp và dịch vụ, trợ cấp và dịch vụ, trợ cấp, trợ giá...
- Chi phát triển: Là những khoản chi không gắn với nghiệp vụ quản lý Nhà nước như chi về dịch vụ kinh tế, các dịch vụ xã hội, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng.
• Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi
Chi Ngân sách Nhà nước được chia thành 3 nhóm:
- Chi thường xuyên: Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, chi trợ cấp, bù giá...
- Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư cho các dự án phát triển, chuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà Nước hoặc các địa phương...
* Đối với Việt Nam hiện nay, phân loại chi Ngân sách Nhà Nước như
sau:
Trong phần tổng hợp, chi Ngân sách Nhà nước được phân loại theo chủ thể quản lý tương ứng với 4 cấp chính quyền Nhà nước: Trung ương - tỉnh - huyện - xã.