SCA (Service Component Architecture): là một mô hình lập trình mới cho việc xây dựng kiến trúc hướng dịch vụ gọi là kiến trúc thành phần dịch vụ - SCẠ Kiến trúc thành phần dịch vụ là một mô hình được thiết kế đặc biệt cho việc xây dựng và tổng hợp các giải pháp nghiệp vụ trong kiến trúc hướng dịch vụ, hướng tới việc tích hợp và tổng hợp các dịch vụ. Kiến trúc thành phần dịch vụ ra đời không có
26
ý định thay thế các mô hình lập trình trước đó. Thay vào đó, kiến trúc thành phần dịch vụ cung cấp một mô hình để xác định các giao diện, các cài đặt và các tham chiếu, cho phép liên kết các thành phần với các cài đặt theo một công nghệ cụ thể được chọn , chẳng hạn như là Java và Web servicẹ Kiến trúc thành phần dịch vụ cung cấp một mô hình lập trình cho việc xây dựng các ứng dụng và các giải pháp dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ. Nó dựa trên ý tưởng là chức năng nghiệp vụ được cung cấp như là một chuỗi các dịch vụ được lắp ráp với nhau nhằm tạo ra các giải pháp phục vụ cho một nhu cầu nghiệp vụ cụ thể. Các ứng dụng tổng hợp này có thể chứa cả các dịch vụ mới được tạo cho ứng dụng và cả chức năng nghiệp vụ từ các hệ thống và các ứng dụng đang tồn tại được sử dụng như là một phần của việc tổng hợp. Kiến trúc thành phần dịch vụ cung cấp một mô hình cho việc tổng hợp các dịch vụ và việc tạo ra các thành phần dịch vụ, bao gồm cả việc tái sử dụng các chức năng của ứng dụng đã có vào trong các bản tổng hợp kiến trúc thành phần dịch vụ.
Kiến trúc thành phần dịch vụ là một mô hình hỗ trợ một phạm vi rộng các công nghệ dùng cho các thành phần dịch vụ và cho các phương thức truy xuất được sử dụng để kết nối đến với chúng. Đối với các thành phần, các công nghệ không chỉ bao gồm các ngôn ngữ lập trình khác nhau mà còn có các framework khác nhau, và môi trường đi kèm với các ngôn ngữ lập trình đó. Đối với các phương thức truy xuất, các bản tổng hợp trong kiến trúc thành phần dịch vụ cho phép sử dụng các công nghệ giao tiếp và công nghệ truy suất dịch vụ khác nhau như là một web service , các hệ thống truyền thông điệp (Messaging System), việc gọi thủ tục từ xa (RPC – Remote Procedure Call).
27
Hình 2-7: Kiến trúc thành phần dịch vụ
Trong chương này chúng ta đã tìm hiểu được những kiến thức cơ bản về mô hình kiến trúc hướng dịch vụ, hiểu rõ được tính chất và cơ sở nền tảng kiến trúc hướng dịch vụ cũng như các khái niệm về kiến trúc thành phần hướng dịch vụ.
Để khởi đầu cho việc phát triển ứng dụng theo kiến trúc hướng dịch vụ, chúng ta cần tìm hiểu thêm các phần mềm của Oracle hỗ trợ các pha trong việc xây dựng ứng dụng. Chương 3 sẽ trình bày rõ vấn đề nàỵ
28
Chương 3
CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CÀI ĐẶT, TRIỂN KHAI VÀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG THEO KIẾN TRÚC HƯỚNG DỊCH VỤ
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về các công cụ hỗ trợ cài đặt, triển khai và quản lý của Oracle nhằm hỗ trợ cho chu kỳ sống SOẠ Chi tiết về khái niệm và hướng dẫn sử dụng các công cụ sẽ được trình bày trong phần phụ lục Ạ Danh sách các công cụ hỗ trợ từng pha như sau:
Phần mềm hỗ trợ cho pha mô hình hóa trong chu kỳ sống SOA : • Oracle JDeveloper Studio(Thiết kế use-case)
• Oracle SQL Developer(Thiết kế cơ sở dữ liệu)
Phần mềm hỗ trợ cho pha tổng hợp trong chu kỳ sống SOA:
• Oracle JDeveloper Studio(Tạo thành phần tổng hợp)
• Oracle BPEL Process Manager(Tạo quy trình BPEL)
Phần mềm hỗ trợ cho pha triển khai trong chu kỳ sống SOA: • Oracle WebLogic(Triển khai các dịch vụ)
Phần mềm hỗ trợ cho pha quản lý trong chu kỳ sống SOA:
• Oracle Business Activity Monitoring(Quản lý các dịch vụ)
Danh sách các phần mềm của Oracle được trình bày dưới đây bao gồm:
• Oracle SOA Suite
• Oracle JDeveloper Studio
• Oracle BPEL Process Manager
• Oracle SQL * Plus
• Oracle SQL Developer
• Oracle WebLogic
29
Ngoài ra trong chương 3 còn đề cập đến việc so sánh sự khác nhau giữa 2 nền tảng Oracle SOA và IBM SOA qua những khảo sát thực tế từ những người dùng của hai dòng sản phẩm SOẠ