L ỜI CẢM ƠN
5.10 BẢO VỆ CHỐNG TẦN SỐ GIẢM THẤP
Tần số của hệ thống điện có thể bị giảm thấp do mất cân bằng (thiếu) công suất tác dụng trong hệ thống hoặc do hệ thống tự động điều chỉnh tần số đặt ở các máy phát điện bị hư hỏng. Tần số thấp có thể gây nhiều hậu quả xấu:
Làm hỏng cánh tuabin do bị rung.
Giảm năng suất của các thiết bị tự dùng như bơm, quạt, hệ thống cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát v.v… do các động cơ bị giảm công suất dẫn đến mất cân bằng càng trầm trọng thêm, có thể gây nên hiện tượng thác tần số làm tan rã hệ thống.
Làm tăng nhiệt độ của máy phát điện quá mức cho phép do tổn thất thép tăng lên và hệ thống làm mát bị giảm năng suất.
Gây bão hoà mạch từ của các máy biến áp.
Thời gian cho phép vận hành máy phát điện với tần số thấp hơn trị số danh định phụ thuộc vào mức giảm tần số. Trên Hình vẽ 5-25 trình bày quan hệ giữa thời gian tích hợp cho
RU2> RU1> t BU MC CCắắt máy ct kích tắừt Đến hệ thống điều chỉnh U (giảm kích từ)
phép vận hành máy phát điện ở tần số thấp hơn trị số danh định. Phần phía dưới đường bậc thang là vùng cấm vận hành vì có thể gây nguy hại cho tuabin.
Bảo vệ chống tần số giảm thấp thường có 2 mức tác động, cấp thứ nhất với tần số khởi động:
fkđ = 47,5 Hz (5-27)
Rơle sẽ tác động tức thời cách ly máy phát điện ra khỏi hệ thống. Cấp thứ 2 sẽ tác động dừng tổ máy nếu sau khi máy phát bị cách ly ra khỏi hệ thống một khoảng thời gian xác định mà tần số không thể khôi phục lại trị số bình thường.
Hình vẽ 5-25: Thời gian tích hợp cho phép vận hành máy phát điện ở tần số cao