Những yếu tố làm sai lệch đến sự làm việc của rơle khoảng cách

Một phần của tài liệu bảo vệ rơle trong hệ thống điện - ths. nguyễn văn đạt & ts. nguyễn đăng toản (Trang 77 - 78)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.5 Những yếu tố làm sai lệch đến sự làm việc của rơle khoảng cách

3.3.5.1 Ảnh hưởng của điện trở quá độ

Điện trở quá độ tại chỗ sự cố làm cho tổng trở đường dây nhỏ hơn tổng trở sự cố. Ví dụ cách tính điện trở hồ quang có thể được tính theo công thức kinh nghiệm: Ra=8750/I1,4(ohm)

trong đó:

L là chiều dài hồ quang (ft) L=3V t +L0

V : Tốc độ gió (Mile/h)

t : Thời gian tồn tại hồ quang (s) L0 : Chiều dài hồ quang sơ cấp(feet) I là dòng điện hồ quang

Sự xuất hiện của hồ quang tại chỗ ngắn mạch cũng đồng thời làm cho thời gian của bảo vệ khoảng cách tăng lên vì phải tính đến thời gian tắt hồ quang tại chỗ ngắn mạch

3.3.5.2 Ảnh hưởng của dòng điện trong các nhánh

Vì tổng trở đo được bởi rơle là tỉ số giữa điện áp và dòng điện đưa vào rơle:

R R R I V Z    

tuy nhiên dòng điện đi vào rơ le khoảng cách lại phụ thuộc vào các nhánh nhất là trong các hệ thống có đường dây kép như trên Hình vẽ 3-13

Hình vẽ 3-13: Sự phân bố dòng điện trên các nhánh của đường dây mạch kép

N A B C D ICD IAB HTĐ 1 HTĐ 2

3.3.5.3 Ảnh hưởng sai số các thiết bị đo lường

Các thiết bị đo lường BU, BI có ảnh hưởng khá lớn đến sự làm việc của rơ le khoảng cách. Vì tổng trở rơ le đo được phụ thuộc vào giá trị điện áp và dòng điện đo được. Do đó các BU, BI cần phải đảm bảo nhỏ hơn sai số cho phép.

3.3.5.4 Các ảnh hưởng khác

Tổng trở đo được bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như: dao động công suất (Power Swing), khi ngắn mạch gần nguồn có thể làm cho điện áp giàm quá thấp và các rơ le có thể không khởi động được, tổng trở của đường dây thay đổi khi có thiết bị bù (tụ bù dọc, kháng bù dọc, thiết bị bù ngang)và ảnh hưởng của hỗ cảm giữa các đường dây.

Một phần của tài liệu bảo vệ rơle trong hệ thống điện - ths. nguyễn văn đạt & ts. nguyễn đăng toản (Trang 77 - 78)