Hoàn thiện việc vận dụng tài khoản trong kế toán nghiệp vụ tiêu thụ nhóm hàng gia dụng tại Công ty Cổ phần Thương Mại và phát triển Công

Một phần của tài liệu Tiêu thụ mặt hàng gia dụng tại Công ty Cổ phần Thương Mại và phát triển Công nghệ Việt - Mỹ (Trang 31 - 35)

b. Phương pháp hạch toán

3.3.1Hoàn thiện việc vận dụng tài khoản trong kế toán nghiệp vụ tiêu thụ nhóm hàng gia dụng tại Công ty Cổ phần Thương Mại và phát triển Công

tại Công ty Cổ phần Thương Mại và phát triển Công nghệ Việt - Mỹ.

Trên cơ sở thực tế đi sâu tìm hiểu nghiên cứu công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá ở công ty. Em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty.

3.3.1 Hoàn thiện việc vận dụng tài khoản trong kế toán nghiệp vụ tiêu thụ nhóm hàng gia dụng tại Công ty Cổ phần Thương Mại và phát triển Công nhóm hàng gia dụng tại Công ty Cổ phần Thương Mại và phát triển Công nghệ Việt - Mỹ.

Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, khi xuất hàng thiếu cho bên mua. Khách hàng chỉ thanh toán theo số thực nhận .Lỗi là của cán bộ nghiệp vụ . Kế toán hạch toán vào TK 156. Coi đó là lỗi của doanh nghiệp xuất hàng thiếu. Để cuối tháng, sẽ phạt tiền hay trừ lương của cán bộ nghiệp vụ đó. Theo em trường hợp này kế toán nên hạch toán vào TK 1388 - Các khoản phải thu khác. Sau đó kết chuyển sang TK 334 - Phải trả người lao động. Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 59289, phiếu xuất kho số 18/07.

Trình tự hạch toán như sau

Nợ TK 1388 : 5.816.250đ ( Trị giá số hàng thiếu ) Có TK 157 : 5.816.250đ

Cuối tháng trừ vào lương của cán bộ nghiệp vụ Nợ TK 334 : 5.816.250đ

Có TK 1388 : 5.816.250đ

* Ý kiến 2 : Hoàn thiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi

Đặc điểm kinh doanh của Công ty là bán buôn nên có số lượng khách hàng trả chậm khá lớn nhưng Công ty không tiến hành trích khoản dự phòng phải thu khó đòi. Theo em Công ty nên sử dụng tài khoản 159(2) - Dự phòng phải thu khó đòi

Trường hợp những khách hàng có tình hình tài chính kém, không có khả năng thanh toán, Công ty cần tiến hành theo dõi riêng để trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc có biện pháp xử lý cho phù hợp.

Đối với những khoản thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, nếu Công ty cố gắng mọi biện pháp nhưng không thu được nợ và khách hàng thực sự không còn khả năng thanh toán thì cần xoá các khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán và chuyển sang theo dõi chi tiết thành khoản nợ khó đòi đã xử lý.

Các khoản phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 159(2) - DPPTKĐ. - Kết cấu TK 159(2) - dự phòng phải thu khó đòi

Bên nợ:

- Xoá sổ nợ khó đòi không đòi được .

- Hoàn nhập số dự phòng phải thu không dùng đến . Bên có:

Trích lập dự phòng phải thu khó đòi .

- Phương pháp hạch toán :

1. Cuối niên độ kế toán, Doanh nghiệp căn cứ các khoản phải thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm sau, kế toán tính dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi , ghi:

Nợ TK6422 : Chi phí quản lý doanh nghiệp . Có TK 1592 : Dự phòng phải thu khó đòi .

2. Trong kỳ hạch toán, nếu có khoản nợ phải thu khó đòi đã thực sự không thể thu nợ được, căn cứ những văn bản xác nhận, có chứng cứ pháp lý, Doanh nghiệp làm thủ tục xoá nợ theo qui định. Khi được phép xoá nợ, phải phản ánh số nợ được xoá vào chi phí, ghi :

Nợ TK 6422 : Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Nếu chưa lập dự phòng) Nợ TK 1592 : Dự phòng phải thu khó đòi ( Nếu đã lập dự phòng) Có TK 131 : Phải thu khách hàng

Có TK 138 : Phải thu khác

Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”

3. Cuối niên độ kế toán, xác định mức dự phòng mới kế toán ghi

- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của các khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí.

Nợ TK 6422 Số chênh lệch Có TK 1592

- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của các khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí.

Nợ TK 1592 Số chênh lệch Có TK 6422

4. Đối với những khoản phải thu khó đòi đã dược xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, Kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi :

Nợ TK 111 : Tiền mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 112 : Tiền gửi Ngân hàng Có TK 711 : Các khoản thu nhập khác

Đồng thời ghi vào bên có TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”

* Ý kiến 3: Hoàn thiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Công ty lại đơn vị kinh doanh Thương Mại, để tiến hành kinh doanh nhiều trường hợp Công ty phải mua sản phẩm hàng hoá nhập kho sau đó mới đem đi tiêu thụ. Do vậy không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên của hàng trong kho. Tuy nhiên kế toán ở Công ty lại không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán nhằm ghi nhận phần giá trị dự tính giảm sút so với giá thực tế của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn. Cuối kỳ, nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên xảy ra trong kỳ kế toán thì tiến hành trích lập dự phòng.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm phản ánh đúng trị giá thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Công ty khi lập Báo cáo Tài Chính vào cuối kỳ hạch toán. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hạch toán trên TK 159(3) - dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Kết cấu TK 159(3)

Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá . Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá .

Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn . - Phương pháp hạch toán :

Cuối niên độ kế toán lập dự phòng giảm giá cho những mặt hàng mà giá trên thị trường thấp hơn giá ghi sổ kế toán của hàng tồn kho, ghi :

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 1593 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Nếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập lớn hơn số đã trích lập năm trước, kế toán sẽ trích lập bổ sung :

Nợ TK 632 Trích lập thêm phần chênh lệch Có TK 159

+ Nếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập nhỏ hơn số đã trích lập năm trước, kế toán sẽ hoàn nhập dự phòng

Nợ TK 159 Hoàn nhập phần chênh chệch thêm Có TK 632

* Ý kiến 4 : Hoàn thiện nghiệp vụ chiết khấu thanh toán cho khách hàng

Đối với trường hợp khách hàng nợ tiền, khi khách hàng thanh toán sớm Công ty nên cho khách hàng hưởng một khoản chiết khấu để khuyến khích thanh toán nhanh chóng, tránh được tình trạng vốn của Công ty bị chiếm dụng kéo dài vòng quay vốn. Như vậy ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn để tái sản xuất giản đơn và mở rộng

Khắc phục tình trạng trên , kế toán cần thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Kế toán cần hạch toán nghiệp vụ này như sau :

Nợ TK 111, 112 : Số tiền thực thu Nợ TK 635 : Chi phí tài chính

Có TK 131 : Tổng số tiền phải thu của người mua

Một phần của tài liệu Tiêu thụ mặt hàng gia dụng tại Công ty Cổ phần Thương Mại và phát triển Công nghệ Việt - Mỹ (Trang 31 - 35)