Tổng quan về công tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Khai phá dữ liệu bằng cây quyết định và ứng dụng trong hệ hỗ trợ quyết định (Trang 66 - 81)

Trong công tác quản lý thi đua khen thưởng của ngành giáo dục, hàng năm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề trong toàn ngành Giáo dục, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục.

Đơn vị chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, các sơ sở giáo dục và các đơn vị liên quan căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn về công tác thi đua khen thưởng để tham mưu, để xuất với lãnh đạo cùng cấp về chủ trương, nội dung chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua, tổ chức và kiểm tra các phong trào thi đua, công tác khen thưởng, tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến, để xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a,b,c,d,đ khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT chủ động phối hợp với tổ chức đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, tổ chức phát động và duy trì thường xuyên các phong trào thi đua trong phạm vi quản lý, chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng...

Các cơ quan đơn vị tổ chức cho cá nhân và tập thể đăng kí thi đua và gửi bản đăng kí thi đua của tập thể, cá nhân về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 1 hàng năm (đối với các đơn vị xét thi đua theo năm công tác), trước ngày 30 tháng 10 hàng năm (đối với các đơn vị xét thi đua theo năm học).

Căn cứ vào nội dung phong trào thi đua do bộ trưởng phát động, các khối, cụm thi đua tổ chức để các đơn vị ký giao ước thi đua và gửi kế hoạch hoạt động,

66

nội dung ký cam kết thi đua về đơn vị chuyên trách công tác thi đua khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định hàng năm.

Thời gian: - Trước 30/1 (đối vi đơn v xét theo năm công tác) - Trước 30/10 (đối vi đơn v xét theo năm hc)

Hình 3.1. Quy trình đăng ký thi đua

3.1.1. Danh hiu thi đua, hình thc, đối tượng và tiêu chun khen thưởng trong ngành giáo dc

1) Danh hiệu thi đua

• Đối với cá nhân

- Lao động tiên tiến (Chiến sĩ tiên tiến); - Chiến sĩ thi đua cơ sở;

- Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; - Chiến sĩ thi đua toàn quốc;

• Đối với tập thể

- Tập thể lao động xuất sắc (Đơn vị quyết thắng); - Tập thể lao động tiên tiến (Đơn vị tiên tiến);

- Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; - Cờ thi đua Chính phủ;

B TRƯỞNG

Lãnh đạo các đơn v

Các cá nhân, tp th

Các đơn v trc thuc B

Phòng Thi đua, Khen thưởng

B

áo

c

67

2) Hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng

Huân chương (Cá nhân, Tập thể) - Huân chương Sao vàng;

- Huân chương Hồ Chí Minh;

- Huân chương Độc lập (hạng nhất, nhì, ba); - Huân chương Lao động (hạng nhất, nhì, ba); • Danh hiệu vinh dự Nhà nước (Cá nhân)

- Anh hùng Lao động; - Nhà giáo ưu tú; - Nhà giáo nhân dân; • Gải thưởng (Cá nhân)

- Giải thưởng Hồ Chí Minh; - Giải thưởng nhà nước;

Kỷ niệm chương, Huy hiệu (Cá nhân)

Bằng khen, Giấy khen (Cá nhân, Tập thể)

- Bằng khen cấp Bộ, tỉnh, ngành, đoàn thể trung ương; - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

Điều kiện tiên quyết để có thể đạt được các danh hiệu thi đua cũng như các tiêu chuẩn cho các hình thức khen thưởng trên tham khảo trong Luật Thi đua Khen thưởng số 15/2003/QH11, Khóa XI, kỳ họp 4, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 và các Nghịđịnh, Thông tư hướng dẫn thực hiện luật có liên quan.

3.1.2. Quy trình đề ngh xét duyt và ra quyết định khen thưởng

a) Quy trình đề ngh xét đối vi danh hiu: “C thi đua ca b giáo dc và đạo to”, “Bng khen ca B trưởng B Giáo dc và Đào to”

Các đối tượng quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT: Sau khi nhận được hồ sơ đơn vị chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng thẩm định hồ sơ, trình Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ cho ý kiến trước khi trình Bộ trưởng quyết định.

Đối với các đối tượng quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 2 và điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT: Thủ trưởng đơn vị có liên quan trực

68

tiếp lập tờ trình (kèm danh sách và báo cáo thành tích) đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng gửi về đơn vị chuyên trách công tác thi đua khen thưởng thẩm định, trình Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ xem xét và trình Bộ trưởng quyết định.

b) Quy trình đề ngh khen thưởng vi các hình thc: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương H Chí Minh”, “Huân chương Độc lp”, ”Huân chương Hu ngh”, “Huy chương Hu ngh”, “Danh hiu vinh d Nhà nước”, “Danh hiu Chiến s thi đua toàn quc”

- Các đối tượng quy định tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về đơn vị chuyên trách công tác Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đơn vị chuyên trách công tác Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Hội đồng cho ý kiến chấp thuận trước khi tiến hành đưa ra Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành xem xét, bỏ phiếu.

- Trình Thủ tướng Chính phủ sau khi có ý kiến của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối các trường hợp sau:

o Đối với các hình thức khen thưởng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương hữu nghị”, “Huy chương Hữu nghị” có từ 2/3 số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng được tham gia ý kiến.

o Đối với “Danh hiệu Chiến sỹ thi đua Toàn quốc”, “Anh hùng Lao động”, “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo Nhân Dân” có từ 90% số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng được tham gia ý kiến.

c) Quy trình đề ngh khen thưởng đối vi hình thc: “Huân chương Lao động”, “C thi đua Chính ph”, “Bng khen Th tướng Chính ph

- Các đối tượng quy định tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về đơn vị chuyên trách công tác Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

69

- Đơn vị chuyên trách công tác Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Hội đồng cho ý kiến trước khi gửi văn bản xin ý kiến các ủy viên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Giáo dục.

- Đơn vị chuyên trách công tác Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến trình Chủ tịch Hội đồng quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng hoặc trình Thủ tướng đề nghị Chủ tịch nước quyết định đối với các trường hợp sau:

o “Huân chương Lao động”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” đối với các tập thể và cá nhân đạt từ 2/3 số phiếu trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng được xin ý kiến.

o “Cờ Thi đua Chính phủ” cho các tập thể đạt từ 90% số phiếu trở lên tính trên tổng số thành viên Hội đồng được xin ý kiến.

Hình 3.2. Quy trình đề nghị xét duyệt và ra quyết định khen thưởng (a)

B TRƯỞNG

Các đơn vị trực thuộc Bộ Hội đồng xét duyệt thi

đua, khen thưởng

Phòng Thi đua, Khen thưởng

70

Hình 3.3. Quy trình Đề nghị xét duyệt và ra quyết định khen thưởng (b,c)

3.2. Phần mềm hỗ trợ ra quyết định khen thưởng

3.2.1. Cu trúc kho d liu

Với lượng dữ liệu khổng lồ và không ngừng tăng hàng năm, sau đợt tổng kết 10 năm công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từng bước thực hiện việc số hóa toàn bộ các thành tích thi đua của các cá nhân, tập thể thuộc ngành giáo dục trong cả nước và đưa vào lưu trữ tại kho dữ liệu sốđặt trực tiếp tại phòng Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đã xây dựng bộ công cụ cho phép cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu, đây cũng là bước thu thập và tiền xử lý dữ liệu (bước thứ 2 trong trình tự các bước thực hiện khai phá dữ liệu).

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua một trong những hình thức sau:

1) Cán bộ chuyên trách quản lý Phòng Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp cập nhật dữ liệu cho các đơn vị trực thuộc thông

TH TƯỚNG

CHÍNH PH

Các đơn v trc thuc B

Ch tch hi đồng Thi đua, khen thưởng

Phòng Thi đua, Khen thưởng

Hội đồng

71

qua các file mềm (.xls, .xlsx, .csv, .xml, .mdb) đã tổng hợp và lưu trữ từ trước;

2) Cán bộ các đơn vị, các trường trực thuộc chủ động nhập dữ liệu về thành tích thi đua của cá nhân cũng như tập thể của đơn vị mình;

3) Cá nhân tự cập nhật trực tiếp thành tích của bản thân vào kho dữ liệu thông qua các công cụđược cung cấp và hướng dẫn sử dụng;

4) Tự động cập nhật các hồ sơ đề xuất khen thưởng thông qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ đề xuất khen thưởng trực tuyến sau khi đã được duyệt và có quyết định khen thưởng.

Kho dữ liệu được xây dựng và thiết kế trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL nhằm mục đích lưu trữ toàn bộ dữ liệu về thành tích Thi đua - Khen thưởng của các cá nhân, tập thể thuộc ngành giáo dục trong cả nước.

Sơ đồ thực thể liên kết của Kho dữ liệu thành tích Thi đua, Khen thưởng sau khi đã thu thập, tiền xử lý và đưa vào lưu trữ tại đây như sau (Hình 3.5):

72

Hình 3.4. Sơđồ thực thể liên kết kho dữ liệu thành tích khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.2.2. Kết qu cài đặt phn mm

Sử dụng thuật toán SLIQ để phân lớp dữ liệu khen thưởng dự đoán những thành tích mà các tập thể và cá nhân có thểđạt được trong năm tới.

Đầu vào:

- Bộ dữ liệu về thành tích khen thưởng của các cá nhân, tập thể tính từ thời điểm hiện tại trở về trước;

- Các loại danh hiệu thi đua (danh sách các lp);

- Bộ khung tiêu chuẩn đểđạt được các danh hiệu thi đua.

73 Đầu ra:

- Danh sách đã được phân lớp theo từng loại danh hiệu dự đoán có thểđạt được, và kèm theo những gợi ý các tiêu chuẩn cần bổ sung. Dưới đây là một vài hình ảnh kết quảđã cài đặt

Hình 3.5. Màn hình yêu cầu đăng nhập với tài khoản và mật khẩu trước khi vào làm việc với hệ thống

74

Hình 3.6. Giao diện chức năng Hệ hỗ trợ quyết định khen thưởng sau khi đăng nhập vào hệ thống

Tại đây, để thực hiện việc phân lớp dữ liệu, dự đoán kết quả đạt được của một năm nào đó trên cơ sở dữ liệu về thành tích hiện tại, để kết quả được với độ chính xác cao thì dữ liệu về thành tích khen thưởng của của mỗi cá nhân phải được cập nhật từ 5 năm trước trở lại đây, tập thể là 7 năm trở lại đây.

Người sử dụng sẽ phải điền đủ các thông tin cần thiết như năm học (thường là năm kế tiếp sau khi có kết quả khen thưởng của năm hiện tại), đối tượng cần phân lớp là cá nhân, hay tập thể, hay cả hai, Khối là thu hẹp phạm vi dữ liệu cán bộ giúp cho việc xử lý nhanh hơn, sau đó nhấn nút xem kết quả, hệ thống sẽ thực hiện phân lớp dữ liệu và hiển thị kết quả với giao diện như hình 3.7 dưới đây.

75

Hình 3.7. Kết quả sau khi thực hiện phân lớp dữ liệu

Tại đây, người sử dụng chỉ cần thực hiện thao tác chọn các danh hiệu bên khung trái của màn hình để xem kết quả những cán bộđược dự đoán là sẽ đạt được danh hiệu này trong năm tiếp theo (năm mà người dùng đã xác định khi chạy chương trình) kết quả này sẽ được sắp xếp tăng dần theo đơn vị công tác và theo tên nhằm giúp người quản lý có thể quan sát dễ hơn.

3.2. 3. Đánh giá kết quảđạt được ca chương trình

Hệ hỗ trợ quyết định được cài đặt và xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ PHP&MySQL, có sử dụng thư viện các hàm của mã nguồn Wordpress (tham khảo wordpress.org). Cấu trúc của cơ sở dữ liệu chính là cấu trúc của kho dữ liệu đã được thiết kế và cung cấp từ Phòng Thi đua, Khen thưởng thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, dữ liệu được lấy từ kho dữ liệu về thành tích khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

76

Chương trình có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, đã minh họa được vấn đề phân lớp dữ liệu bằng cây quyết định nhằm hỗ trợ việc ra quyết định khen thưởng trong công tác quản lý Thi đua, Khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về thời gian, hệ thống đảm bảo chấp nhận được với bộ dữ liệu liên đến hàng triệu bản ghi và cho kết quả ổn định, thực tế thì mỗi khi chạy chương trình, hệ thống đã hạn chế số lượng bản ghi tham gia xử lý bằng cách tại mỗi lần chạy hệ thống chỉ cho phép thực hiện trên một nhóm dữ liệu thuộc khối nào đó (do người dùng chọn) do vậy sẽ giải quyết được vấn đề về dữ liệu.

Tuy nhiên, với phạm vi luận văn thạc sĩ ngoài việc nghiên cứu về lý thuyết khai phá dữ liệu và nghiên cứu một số thuật toán khai phá dữ liệu bằng cây quyết định, bước đầu xây dựng ứng dụng trong Hệ hỗ trợ quyết định tôi mới cài đặt được chức năng phân lớp dữ liệu và hiển thị kết quả phân lớp, kết quả này chính là kết quả dự đoán sẽ đạt được tiếp theo trong năm mà người sử dụng nhập vào khi chạy chương trình.

77

3.3. Kết luận và hướng phát triển

Kết lun:

Với mục đích là học tập và nghiên cứu về lĩnh vực khai phá dữ liệu, trong luận văn này tôi đã trình bày những kết quả tìm hiểu của mình trong lĩnh vực này. Các nội dung tìm hiểu đó là:

Trình bày tổng quan về khai phá dữ liệu, các khái niệm cơ bản, các bước thực hiện, các chức năng, kỹ thuật khai phá dữ liệu, và ứng dụng của khai phá dữ liệu trong các lĩnh vực.

Trình bày các khái niệm về cây quyết định, các kiểu cây quyết định và các kỹ thuật khai phá dữ liệu bằng cây quyết định và một số thuật toán khai phá dữ liệu bằng cây quyết định gồm CLS, ID3, C4.5, SLIQ, SPRINT.

Trình bày bài toán ra quyết định khen thưởng trong ngành giáo dục, các quy trình xét duyệt và ra quyết định khen thưởng, đồng thời lựa chọn thuật toán để xây xây dựng hệ hỗ trợ quyết định khen thưởng trong công tác quản lý thi đua khen thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Luận văn đã giải quyết tốt các nội dung và yêu cầu nghiên cứu đã đặt ra. Trên cơ sở lý thuyết tôi đã sử dụng thuật toán SLIQ để cài đặt ứng dụng Hệ hỗ trợ quyết định. Qua đó tôi đã hiểu và lĩnh hội được nhiều kiến thức về lĩnh vực khai phá dữ

Một phần của tài liệu Khai phá dữ liệu bằng cây quyết định và ứng dụng trong hệ hỗ trợ quyết định (Trang 66 - 81)