CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA 1 Phương pháp lai đối với cà chua

Một phần của tài liệu Bài giảng Tạo giống cây trồng chuyên khoa (Trang 34 - 35)

4.1. Phương pháp lai đối với cà chua

Ở cà chua, hoa cấu tạo thành chùm. Hoa cà chua thuộc dạng lưỡng tính. Nhị đực bao gồm các bao phấn liên kết nhau tạo thành hình nón bao quanh nhụy cái.

Khi cánh hoa mở 1 – 2 ngày (bao phấn mở theo chiều dọc ở phía trong) sẽ xảy ra tự

thụ phấn. Khử đực ở cây mẹ cần thực hiện trước khi bao phấn mở. Quan sát hoa ở

trạng thái nụ, khi cánh hoa chuyển màu chuyển bị mở, hoặc mới hé mở là thời điểm

khử đực. Dùng panh gạt các cánh hoa, tách bỏ các bao phấn. Chú ý vòi nhụy cái còn nguyên vẹn. Sau khi khử đực dùng bông bao hoa lại để cách li.

Phấn của cây bố được thu từ bao phấn khi cánh hoa đã mở toàn bộ, màu vàng

tươi. Chú ý lấy phấn ở các hoa mới mở, vào buổi sáng. Sau khi khử đực ở cây mẹ 1

ngày, tiến hành thụ phấn. Tháo bông cách li, dùng đầu panh, que, hay đầu chổi lông

nhỏ lấy phấn đưa lên đầu vòi nhụy cái, sau đó hoa được bọc bông cách li trở lại.

Sau khi lai, cây mẹ được đeo thẻ, ghi rõ tổ hợp lai. Khi hoa đã thụ phấn khoảng

4 – 5 ngày, bầu nhụy cái bắt đầu nở phình ra, báo hiệu hoa lai đậu quả. Các hoa ở

chùm không phát triển đều nhau, vì thế chúng có thể được lai một vài lần. Các hoa

không lai cần ngắt bỏ. Mỗi cây có thể lai tới 20 – 25 hoa.

Cũng như ở các đối tượng khác, ở cà chua lựa chọn bố mẹ đưa vào các tổ hợp lai

theo kết hoạch vạch ra: lai đơn (P1 x P2), lai ba (P1 x P2) x P3, lai kép (P1 x P2) x (P3 x P4), lai trở lại (lai hồi quy, lai bão hoà)… Sau đây là một số sơ đồ lai.

Phương pháp lai trở lại thường dùng để chuyển một số gen giá trị từ dạng cho

(DP) tới dạng nhân (RCP) nhằm cải tiến, bổ sung thêm gen mới, theo sơ đồ như

sau:

Ở mỗi thế hệ BC đều tiến hành chọn lọc cây có gen cần thiết để đem lai tiếp

tục. Khi sử dụng phương pháp lai trở lại cần lưu ý một số điểm sau:

1. Khi áp dụng đối với các tính trạng số lượng, phương pháp cho hiệu quả kém,

hoặc không có hiệu quả.

RCP x DP RCP x F1 RCP x BC1 BC6 50% DP, 50% RCP 25% BP, 75% RCP 0,8% DP, 99,2% RCP

2. Gặp nhiều khó khăn trong chọn lọc tính trạng mong muốn khi nó liên kết với

tính trạng gây hiệu quả xấu.

3. Trường hợp cần chuyển các gen lặn (từ DP) quá trình tiến hành kéo dài, phức tạp hơn. Vì ở mỗi thế hệ BC phải cho tự thụ một đời để chọn ra kiểu phân li lặn.

4.2. Phương pháp chọn lọc đối với cà chua 4.2.1. Chọn lọc phả hệ (Pedigree method). 4.2.1. Chọn lọc phả hệ (Pedigree method).

Phương pháp này có hiệu quả tốt, tập trung chọn lọc ra các kiểu gen cần thiết, được phân lập chi tiết ngay từ quần thể phân li F2. Ở kết quả có thể thu được các

dòng giá trị, chúng được đánh giá khá chuẩn xác trước khi đưa thử nghiệm. Cần chú

ý tới điều kiện môi trường, ở đó các gen quan trọng phải được thể hiện để có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chọn lọc ở nhiều thế hệ. Công việc chọn lọc đòi hỏi tinh tế, quan sát từng cá thể, đòi hỏi công sức tốn kém và thời gian tiến hành khá lâu.

Ở nhiều trường hợp, để giảm bớt khối lượng công việc và thời gian chọn giống,

có thể áp dụng chọn lọc pedigree gián đoạn. Thu hoạch F3 theo phân lập các dòng.

Ở F4 bắt đầu tiến hành các công việc đánh giá, so sánh, thử nghiệm các dòng trong một số thế hệ. Ở một số thế hệ chỉ tiến hành chọn lọc quần thể dương tính (hay âm

tính). Sau khi tuyển chọn ra một số dòng có thể đáp ứng cho thử nghiệm sản xuất

(số dòng này đã ở đời F6, F7) chúng tiếp tục được chọn lọc để thu dòng cho thử

nghiệm sản xuất.

Ở cà chua mỗi tổ hợp lai trồng khoảng 15 cây F1. F2 của mỗi tổ hợp nghiên cứu

khoảng 200 - 400 cây (tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể). Ở các dòng chọn lọc

(từ F3 và các thế hệ) trồng khoảng 30 - 60 cây.

4.2.2. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp cải tiến (Bulk Method)

Ở đây không tiến hành phân lập dòng từ quần thể F2. Sau một số thế hệ cho tự

thụ, tới đời chọn lọc quần thể đã có mức đồng hợp tử khá cao.

4.2.3. Phương pháp một hạt (Single, Seed Descendent Method - SSD)

Đây là phương pháp biến dạng từ các phương pháp Pedigree và Bulk - Method.

Phương pháp này tạo điều kiện duy trì sự đa dạng trong quần thể, đồng thời tới đời

chọn lọc phân dòng đã thu được quần thể có mức độ đồng hợp tử khá cao.

Số lượng các cây ở quần thể (chưa phân dòng) F2, F3, F4 tuỳ thuộc vào từng trường hợp nghiên cứu cụ thể, có thể từ 200, 300 - 600 cá thể. Phương pháp một hạt

(SSD) tiến hành theo sơ đồ.

5. NHÂN GIỐNG CÀ CHUA 5.1. Nhân giống cà chua thuần

Một phần của tài liệu Bài giảng Tạo giống cây trồng chuyên khoa (Trang 34 - 35)