Đánh giá chính sách dựa theo SWOT

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả việc áp dụng thông tư 012012tt- btnmt quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Trang 33)

IV. ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH

4.2 Đánh giá chính sách dựa theo SWOT

Mục tiêu của phân tích SWOT là phát triển dựa vào các điểm mạnh, loại bỏ các điểm yếu, khai thác tốt các cơ hội và giảm thiểu tác động của các nguy cơ. Với những mục tiêu trên, việc phân tích chính sách dựa trên phân tích SWOT có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một vấn đề, cụ thể là chính sách thực hiện đề án Bảo vệ môi trường hiện nay.

Những điểm mạnh:

- Có tính pháp lý cao, rõ ràng, dễ áp dụng;

- Quy định chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp trong công tác BVMT - Mức độ công bằng cao

- Chức năng quản lý đã được tập trung, rõ ràng

- Có tính hiệu lực, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp - Áp dụng rộng rãi trên cả nước.

Những điểm yếu:

- Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo, đặc biệt là trong công tác xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường.

- Nhiều doanh nghiệp xem việc lập đề án chỉ là hồ sơ liên quan như: giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… để hoàn thành thủ tục của dự án, nên họ sẽ không quan tâm đến những cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đưa ra.

- Còn một số doanh nghiệp giao hoàn toàn việc lập đề án BVMT cho đơn vị tư vấn, nhưng chính các đơn vị này có nhiều hạn chế trong khả năng lập báo cáo thẩm định, thiếu khảo sát thực tế, không liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, chủ đầu tư.

- Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của các đơn vị tư vấn cũng hết sức đáng báo động. Một bộ phận không nhỏ đơn vị tư vấn cam kết rất nhiều nội dung trong báo cáo, trong khi nội dung cam kết không thực sự có ý nghĩa với công tác quản lý môi trường, mà chỉ với mục tiêu báo cáo được phê duyệt một cách nhanh chóng.

- Còn thiếu nhiều chuyên gia am hiểu về công nghệ và thiết bị thuộc dự án nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá thẩm định, không đi khảo sát thực địa khu vực dự án mà chỉ làm việc trên hồ sơ, dẫn tới kết quả thẩm định không chính xác.

- Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc thẩm định dự án là lấy ý kiến của cộng đồng dân cư tại khu vực dự án nhưng hiện nay đang còn mang tính hình thức, ít hiệu quả.

- Ý thức về tuân thủ Luật BVMT nói chung, trong đó có công tác lập và đăng kí đề án BVMT của các chủ đầu tư và một số nhà quản lý chưa cao.

- Công tác kiểm tra vẫn còn tồn tại các công trình xử lý môi trường hoặc xây dựng với hình thức đối phó theo quy định và theo cam kết trong báo cáo đề án BVMT.

- Khó khăn trong công tác quản lý những thông tin, số liệu liên quan

- Thực hiện việc phân cấp quản lý về môi trường, tổ chức thẩm định đề án cho các Ban quản lý các KCN đúng qui địnhvà Bình Dương là một trong những tỉnh chú trọng công tác thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BVMT, kiên quyết xử lý các vi phạm.

- Tỉnh còn thành lập Đội kiểm tra liên ngành về công tác BVMT ( tháng 3/2009) để tăng cường công tác kiểm tra và đã kiểm tra.

- Tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát , xử lý liên tục và đến nay đã có khoảng 80% các DN thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm, hoàn thành xử lý ô nhiễm...

Thách thức :

- Mức độ quản lý chưa hoàn thiện, chỉ tập trung quản lý những cơ sở lớn - Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, không quy định rõ ràng - Yếu kém trong trong bộ máy quản lý nhà nước tạo sự chồng chéo quyền hạn không rõ ràng giữa các bên liên quan

- Nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT của Nhà nước, cũng như doanh nghiệp còn khá khiêm tốn

- Tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra, một số cơ sở, KCN còn cố tình xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép vào môi trường, gây khó khăn cho công tác kiểm soát xả thải, ô nhiễm nguồn nước, việc truy tìm các doanh nghiệp này gặp nhiều trở ngại vì thiếu nhân lực.

Sử dụng SWOT để phân tích, đánh giá tình hình tăng cường công tác quản lý việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh bình Dương sau khi áp dụng Thông tư 01/2012/TT-BTNMT:

1. Xác định mục tiêu: tăng cường quản lý việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương .

2. Xác định SWOT:

Bảng 4: Bảng xác định các yếu tố SWOT

(S) Những điểm mạnh bên trong

- Có tính pháp lý cao, rõ ràng, dễ áp dụng; - Quy định chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp trong công tác BVMT

- Mức độ công bằng cao

- Tạo sự thống nhất giữa phát triển kinh tế, xã hội và quản lý môi trường.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về BVMT.

- Phân chia chức năng quản lý rõ ràng: thẩm định; phê duyệt đề án và thanh tra, kiểm tra công tác BVMT đã cam kết. - Có tính hiệu lực, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp

- Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan;

- Áp dụng rộng rãi trên cả nước.

(O) Những cơ hội bên ngoài

- Thực việc phân cấp quản lý về môi trường, tổ chức thẩm định đề án cho các Ban quản lý các KCN đúng qui địnhvà Bình Dương là một trong những tỉnh chú trọng công tác thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BVMT, kiên quyết xử lý các vi phạm. - Tỉnh còn thành lập Đội kiểm tra liên ngành về công tác BVMT ( tháng 3/2009) để tăng cường công tác kiểm tra và đã kiểm tra.

- Tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, giám

sát , xử lý liên tục và đến nay đã có khoảng 80% các DN thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm, hoàn thành xử lý ô nhiễm...

(W) Điểm yếu bên trong

- Ý thức về tuân thủ Luật BVMT nói chung, trong đó có công tác lập và đăng kí đề án BVMT của các chủ đầu tư và một số nhà quản lý chưa cao.

- Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo, không quan tâm đến những cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đưa ra: xây dựng, lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường. - Một số doanh nghiệp giao hoàn toàn việc lập đề án BVMT cho đơn vị tư vấn - Các đơn vị tư vấn còn nhiều hạn chế trong khả năng lập báo cáo, thiếu khảo sát thực tế, không liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, nhiều nội dung trong báo cáo không thực sự có ý nghĩa với công tác quản lý môi trường, mà chỉ với mục tiêu báo cáo được phê duyệt một cách nhanh chóng.

- Việc tham vấn ý kiến cộng đồng chỉ mang tính hình thức, ít hiệu quả.

- Tồn tại các công trình xử lý môi trường mang tính đối phó theo cam kết trong báo cáo đề án BVMT.

- Khó khăn trong công tác quản lý những thông tin, số liệu liên quan không bám sát

(T) Thách thức bên ngoài

- Mức độ quản lý chưa hoàn thiện, chỉ tập trung quản lý những cơ sở lớn - Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, không quy định rõ ràng

- Yếu kém trong trong bộ máy quản lý nhà nước tạo sự chồng chéo quyền hạn không rõ ràng giữa các bên liên quan

- Nguồn lực đầu tư cho công tác

BVMT của Nhà nước, cũng như doanh nghiệp còn khá khiêm tốn

- Tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra, một số cơ sở, KCN còn cố tình xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép vào môi trường, gây khó khăn cho công tác kiểm soát xả thải, ô nhiễm nguồn nước, việc truy tìm các doanh nghiệp này gặp nhiều trở ngại vì thiếu nhân lực.

3. Phân tích chiến lược

Sau khi phân tích SWOT cần vạch ra 4 chiến lược: Bảng 5: Bảng các chiến lược SWOT

S W

O S - O W – O

T S - T T - W

- Chiến lược S + O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ. - Chiến lược W – O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội.

- Chiến lược S – T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách. - Chiến lược T – W: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu.

a. Liên kết W – O

- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nội dung đã cam kết trong đề án BVMT.

- Nâng cao năng lực quản lý và nhận thức của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong công tác bảo vệ môi trường.

b. Liên kết W – T

- Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước: nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, tăng cường công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp.

- Đầu tư nguồn nhân lực cho công tác quản lý thông tin số liệu liên quan. c. Liên kết S + O:

- Do có tính pháp lý cao, đồng thời có sự phân cấp rõ ràng nên công tác hướng dẫn và quản lý về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp quan tâm khá chặt chẽ và thuận lợi.

- Có tính hiệu lực, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp nên tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát , xử lý liên tục và đến nay đã có khoảng 80% các DN thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm, hoàn thành xử lý ô nhiễm...

d. Liên kết S – T

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách phù hợp với điều kiện quản lý của tỉnh Bình Dương.

Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các sở ban ngành tại địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tăng cường công tác tập huấn hướng dẫn thực hiện thông tư 01/2012/TT-BTNMT đối với doanh nghiệp.

Thanh tra, kiểm tra để rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát sinh chất thải nhưng chưa có hồ sơ môi trường.

Các các bộ quản lý trong các phòng TNMT, sở TNMT và ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần thường xuyên cập nhật thông tin hoạt dộng của doanh nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ hơn và đưa ra phương án khắc phục ô nhiễm mà doanh nghiệp đã cam kết trong đề án BVMT.

Đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT.

Xây dựng cơ chế quản lý thống nhất, đồng bộ: tránh sự chồng chéo, hiểu lầm thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý (giữa Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở TNMT, Phòng TNMT các huyện/thị);

Xây dựng chương trình quan trắc môi trường tại các khu vực trọng điểm về ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả việc áp dụng thông tư 012012tt- btnmt quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (Trang 33)