HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất- thương mại hưng phát nghệ an (Trang 25 - 32)

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra * Trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày, các chứng từ kế toán liên quan đến các phần hành kế toán khác nhau được các nhân viên phụ trách mỗi phần hành đó kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ. Trước hết, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để

Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI

CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký đặc

ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng được phản ánh vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan đến các phần hành kế toán cụ thể.

Công ty có mở các sổ nhật ký đặc biệt, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ tập hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, loại trừ các nghiệp vụ kinh tế ghi trùng lắp.

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

* Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ trong Công ty

- Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp

Công ty Hưng Phát vận dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài Chính và vận dụng cho phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp bao gồm: Tài khoản phản ánh tài sản và tài khoản phản ánh nguồn vốn. Trong đó tài khoản phản ánh tài sản bao gồm tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, tài khoản phản ánh nguồn vốn bao gồm tài khoản phản ánh nợ phải trả và nguồn vốn chủ sỡ hữu, theo đúng như trong chế độ ban hành.

* Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát Nghệ An là một doanh nghiệp vừa, do vậy hệ thống tài khoản sử dụng chủ yếu là tài khoản tổng hợp. Doanh nghiệp có chi tiết thành các tiểu khoản và chi tiết theo đối tượng cụ thể, phù hợp với chế độ và đặc điểm của doanh nghiệp.

- Đối với TK loại 1: Doanh nghiệp theo dõi chủ yếu trên tài khoản cấp 1, một số tài khoản cấp 2 và cấp 3, chi tiết theo đối tượng sử dụng.

Cụ thể như: Tài khoản theo dõi công nợ phải thu, doanh nghiệp chi tiết theo từng loại sản phẩm (cửa nhựa hoặc cửa cuốn), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, từng đại lý. Ví dụ: chi tiết công nợ phải thu cửa cuốn TK 131: Phải thu Đại lý Bá Tuấn, chi tiết 131: Phải thu Đại lý Phú Cường… Đồng thời doanh nghiệp theo dõi trên TK tổng hợp 131 công nợ phải thu cửa cuốn, cửa nhựa.

Đối với Tài khoản theo dõi nguyên vật liệu: TK 152, doanh nghiệp chi tiết thành hai TK cấp 2 là: TK 1521: nguyên vật liệu chính; TK1522: nguyên vật liệu phụ. Trong đó TK 1521,1522 được chi tiết thành các tài khoản cấp 3, theo dõi chi tiết theo đối tượng sử dụng, cụ thể là:

TK 15211: Nguyên vật liệu chính sản xuất cửa cuốn TK 1521

TK 15212: Nguyên vật liệu chính sản xuất cửa nhựa Tương tự đối với TK 1522, doanh nghiệp chi tiết thành: TK 15221- Nguyên vật liệu phụ sản xuất cửa cuốn, TK 15222- Nguyên vật liệu phụ sản xuất cửa nhựa.

Doanh nghiệp theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang và thành phẩm theo hai loại sản phẩm sản xuất chính, là chi tiết theo cửa cuốn Austdoor và cửa nhựa lõi thép, cụ thể TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sản xuất cửa cuốn, TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phân xưởng sản xuất cửa nhựa.

- Đối với tài khoản loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, loại 6: Doanh nghiệp cũng theo dõi chủ yếu trên TK cấp 1, và mở chi tiết thêm theo TK cấp 2, cấp 3 như quy định và theo yêu cầu quản lý.

Do quy mô và đặc điểm kinh doanh mà Công ty CP sản xuất- thương mại Hưng Phát NA vận dụng hệ thống tài khoản như trên, cũng do đặc điểm như vậy mà doanh nghiệp hình thành nên hệ thống sổ tương ứng để theo dõi, phù hợp với chế độ và phù hợp với doanh nghiệp. Danh mục sổ mà Công ty áp dụng theo hình thức sổ Nhật ký chung như là:

Bảng 1.2: MỘT SỐ DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI

CÔNG TY

STT TÊN SỔ KÝ HIỆU

01 Sổ Nhật ký chung S03a- DN

02 Sổ Nhật ký thu tiền S03a1- DN

03 Sổ Nhật ký chi tiền S03a2- DN

04 Sổ Nhật ký mua hàng S03a3- DN

05 Sổ Nhật ký bán hàng S03a4- DN

06 Sổ Cái S03b- DN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

07 Bảng cân đối số phát sinh S06- DN

08 Sổ quỹ tiền mặt S07- DN

09 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt S07a- DN

10 Sổ tiền gửi Ngân hàng S08- DN

11 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá S10- DN 12 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sảnphẩm, hàng hoá S11- DN

13 Thẻ kho S12- DN

14 Sổ TSCĐ S21- DN

15 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) S31- DN

16 Sổ chi tiết bán hàng S35- DN

17 Sổ chi phí sản xuât, kinh doanh S36- DN 18 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ S37- DN

Trên đây là một trong số các danh mục sổ mà công ty sử dụng theo chế độ ban hành và vận dụng phù hợp với tình hình và đặc điểm của công ty.

- Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp

Theo quy định chung, chứng từ là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của chế độ về việc lập và luân chuyển chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 và quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính.

Với mỗi phần hành khác nhau, doanh nghiệp sử dụng một bộ chứng từ khác nhau với trình tự và thời gian luân chuyển cụ thể.

Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo chế độ, bao gồm 5 chỉ tiêu: Chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu tài sản cố định. Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác..

Sau đây là danh mục một số chứng từ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng theo chế độ ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 và quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 và ban hành theo các văn bản luật khác.

Bảng1.3: MỘT SỐ DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU TÍNH CHẤT Bắt buộc Hướng dẫn A. Chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC

I. Lao động tiền lương

01 Bảng chấm công 01a-LĐTL x

02 Bảng thanh toán tiền lương 02- LĐTL x

03 Phiếu xác nhận sản phẩm, công việchoàn thành 05- LĐTL x 04 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10- LĐTL x

05 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 11- LĐTL x

II. Hàng tồn kho x

06 Phiếu nhập kho 01- VT x

07 Phiếu xuất kho 02- VT x

08 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ,sản phẩm, hàng hoá 03- VT x

09 Phiếu báo vật tư tồn cuối kỳ 04- VT x

10 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sp, hh 05- VT x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11 Bảng phân bổ NVL, CC- DC 07- VT x

III. Bán hàng

12 Bảng thanh toán tiền hàng đại lý, ký gửi 01- BH x IV. Tiền tệ

13 Phiếu thu 01- TT x

14 Phiếu chi 02- TT x

15 Giấy đề nghị tạm ứng 03- TT x

16 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04- TT x

17 Giấy đề nghị thanh toán 05- TT x

18 Biên lai thu tiền 06- TT x

V. Tài sản cố định

19 Biên bản giao nhận TSCĐ 01- TSCĐ

20 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06- TSCĐ B. Chứng từ ban hành theo các văn bản luật khác

01 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT- 3LL x

02 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTTT- 3LL x 03 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04HDL- 3LL x

- Đặc điểm vận dụng Báo cáo tài chính trong công ty

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. Hay nói cách khác đây là phương tiện trình bày thực trạng tài chính, cũng như khả năng sinh lời cho toàn bộ đối tượng quan tâm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Công ty Hưng Phát lập Báo cáo vào cuối năm tài chính, và hàng tháng Công ty cũng tiến hành lập các báo cáo phục vụ cho yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính được lập căn cứ vào biểu mẫu quy định trong chế độ. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:

1. Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DN 2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN 3. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN

Trong báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, Công ty còn gửi thêm bảng cân đối tài khoản.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu được sắp xếp, phân loại theo từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để kiểm tra và theo dõi.

Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.

Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ trên các báo cáo khác.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất- thương mại hưng phát nghệ an (Trang 25 - 32)