Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro của Chi nhánh còn có những tồn tại cần khắc phục sau:
- Đã thực hiện quy trình cho vay đúng nhưng chưa sâu, kỹ thuật thẩm định còn nhiều hạn chế. Khả năng nắm bắt thông tin thị trường để phát huy vai trò tư vấn cho khách hàng còn có nhiều hạn chế, thiếu kiên quyết trong việc xử lý nợ quá hạn.
- Thẩm định báo cáo tài chính các doanh nghiệp còn sơ sài, thiếu tính khoa học. Đặc biệt là trong việc xác định tổng nhu cầu vốn.
- Việc áp dụng các phần mềm để quản lý rủi ro tín dụng đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Những tồn tại nêu trên chủ yếu là do trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật chưa tốt, kênh thông tin chưa thật đầy đủ. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng cũng gặp không ít khó khăn, và khó phát huy tối đa hiệu quả.
CHƯƠNG 3
GIảI PHáP PHòNG NGừA Và HạN CHế RủI RO TíN DụNG TạI CHI NHáNH NGÂN HàNG VIETINBANK KCN TIÊN SƠN
3.1. Phương hướng hoạt động của Chi nhánh
Việt Nam đã gia nhập WTO, từng bước xoá bỏ toàn diện các biện pháp bảo hộ phi thuế quan và liên tục cắt giảm thuế đối với hầu hết các mặt hàng. Việc này sẽ gây sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước do đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, trên thị trường tài chính cũng diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại với Ngân hàng liên doanh và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài khi các ngân hàng này đã thực hiện đầy đủ nghiệp vụ huy động vốn. Đồng thời Ngân hàng Việt Nam cũng đẩy mạnh hơn nữa tốc độ hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng, triển khai một cách thực chất và sâu rộng các hoạt động hội nhập quốc tế của ngành. Điều đó đòi hỏi các Ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng vietinbank KCN Tiên Sơn nói riêng phải nỗ lực đổi mới hơn để phát triển.
Về phía Ngân hàng Vietinbank KCN Tiên Sơn đã có những biện pháp để theo kịp quá trình hội nhập của nên kinh tế:
1. Nghiên cứu nắm chắc tình hình kinh tế xã hội của đất nước, đưa ra những sách lược phù hợp với từng thời kỳ, tránh những ảnh hưởng xấu có tính chu kỳ của nền kinh tế, đưa chi nhánh phát triển ổn định lâu dài.
2. Đẩy mạnh nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ để xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đặc biệt, phải tích cực nghiên cứu đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, phát triển doanh thu về dịch vụ chiếm tư trọng cao trong thu nhập (khoảng 25 - 30%).
3. Tiếp tục mở rộng cho vay đối với những khách hàng có dự án khả thi, các công trình trọng điểm, nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng dư nợ. Để làm được điều này, công tác tiếp thị không chỉ thực hiện ở giai đoạn tìm kiếm, mở rộng khách hàng mà phải được diễn ra trong suốt quá trình phục vụ khách hàng trong từng nghiệp vụ, từng cán bộ giao dịch.
4. Tiếp tục thực hiện tốt công tác huy động vốn, đẩy mạnh thu hút tiền gửi dân cư với những dịch vụ thuận lợi và công nghệ hiện đại. Bởi đây vẫn là nguồn vốn nhàn rỗi, ổn định và lâu dài nhất tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
5. Không ngừng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt, cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài, có đủ tầm, đủ lực để đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
6. Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngân hàng do phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng và nâng cao thu nhập dịch vụ từ việc bán chéo sản phẩm đa dạng, phong phú cho các doanh nghiệp và cá nhân.
3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank Tiên Sơn
3.2.1. Nâng cao chất lượng về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác tín dụng
Nhìn chung, cán bộ tín dụng cần có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng Marketing: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kỹ năng nhất định về Marketing để thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng để cho vay được nhiều với chất lượng tốt.
- Kỹ năng tìm hiểu điều tra: Kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng biết cách thu thập và khai thác thông tin có ích cho ngân hàng từ khách hàng và các nguồn khác để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.
- Kỹ năng phân tích: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết nhận định đánh giá tình hình có cơ sở khoa học, từ đó rót ra kinh nghiệm, tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.
- Kỹ năng viết: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng nêu bật được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, chỉ ra được những rủi ro, nguy hiểm gặp phải khi đặt quan hệ tín dụng dưới hình thức văn bản có tính thuyết phục để trình lên xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.
- Kỹ năng đàm phán với khách hàng: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết thương lượng với khách hàng, về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã quy định trong chế độ thể lệ cho vay, để khoản vay được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.