HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI:

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam và các giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối (Trang 48 - 53)

i) Diễn biến

4.4. HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI:

Hiện nay có rất nhiều công cụ phái sinh trên thị trường tài chính ngân hàng mà hoán đổi lãi suất là một trong những sản phẩm khá mới mẻ đối với các ngân hàng trong nước. Ở các ngân hàng nước ngoài thì hoán đổi lãi suất được họ sử dụng nhuần nhuyễn như là một công cụ để phòng chống rủi ro, vừa đa dạng dịch vụ cho khách hàng, vừa để kiếm lời. Những ngân hàng nước ngoài hiện nay có số lượng các giao dịch hoán đổi lãi suất nhiều nhất là HSBC, Standard Chatered Bank, Citi Bank...

Từ tháng 01/2003, khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ liện ngân hàng tại Việt Nam, đã có một số ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân hàng nhà nước.

Từ tháng 1/2007 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất với các doanh

nghiệp không phải là ngân hàng được thành lập, hoạt động theo pháp luật Việt Nam; giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

NHNN cho biết, mục đích của việc hoán đổi lãi suất là nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của lãi suất thị trường cho các ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.

Các trường hợp giao dịch hoán đổi lãi suất được phép thực hiện bao gồm:. Hoán đổi lãi suất một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, hoán đổi lãi suất bắt đầu trong tương lai, hoán đổi lãi suất cộng dồn.

Thời hạn của một hợp đồng hoán đổi lãi suất do các bên thỏa thuận, nhưng tối đa không quá thời hạn còn lại của hợp đồng giao dịch khoản vốn gốc. Trong việc thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, số vốn gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng.

Cũng theo quy định này, các ngân hàng được thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất cho khách hàng phải có vốn tự có từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Trên cơ sở các quy định của NHNN, các ngân hàng cần ban hành Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất phù hợp với điều kiện, đặc điểm và khả năng tài chính của mình.

Giới chuyên môn nhận định, việc cho phép các ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất một cách "đại trà" sau thời gian thực hiện thí điểm ở một số ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước làm quen và tiếp cận với các nghiệp vụ phái sinh mới nhằm phòng tránh rủi ro và kiểm soát chi phí một cách hợp lý.

Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007,

HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND. Sự kiện này lúc đó được xem như là một bước đột phá mới trên thị trường tiền tệ Việt Nam đang còn sơ khai và người chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ này được giới báo chí tung hô là "người buôn tiền số 1 Việt Nam".

Về nguyên tắc, cơ chế hoạt động của nghiệp vụ mới này khá đơn giản. Có thể xét ví dụ cụ thể: một doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ của một ngân hàng để đầu tư cho dự án mới của mình, thời hạn 5 năm, trả lãi từng năm với lãi suất được quy định là SIBOR (lãi suất liên ngân hàng Singapore) +1,5%. Đây là mức lãi suất dao động phụ thuộc vào biến động thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức lãi suất vào thời điểm vay vốn (kiểu quy định mức lãi suất không cố định hiện nay áp dụng khá phổ biến đối với vay ngoại tệ và cả với VND ở những khoản vay trung, dài hạn). Do lãi suất biến động, việc tính toán chi phí cho đầu tư vào dự án đó sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn tới việc xác định hiệu quả đầu tư. Lãi suất vay vào thời điểm trả nợ xuống thấp giúp giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp và lợi nhuận của đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại cũng có thể rất rủi ro nếu lãi suất tăng quá cao, có thể làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ.

Để tránh những rủi ro như vậy và để xác định chính xác hiệu quả đầu tư ngay từ giai đoạn lập dự án, doanh nghiệp có thể áp dụng công cụ Hoán đổi lãi suất trong vay vốn ngân hàng. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ ký một hợp đồng với ngân hàng xác định một mức lãi suất cụ thể cho dự án (chẳng hạn 5% cho suốt thời hạn vay). Nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn mức lãi suất trên, ngân hàng được lợi do cho vay được ở mức lãi suất cao hơn thông thường, doanh nghiệp chịu thiệt do phải trả ngân hàng ở mức lãi suất cao. Nhưng ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng lên cao hơn mức trên doanh nghiệp sẽ được lợi do vay lãi suất thấp, còn ngân hàng chịu thiệt do cho vay rẻ.

Bản chất của nghiệp vụ Hoán đổi lãi suất là cố định chi phí lãi suất ngay từ khi đi vay vốn , loại bỏ những biến động thị trường. Như phân tích ở trên, cho dù doanh nghiệp có thể bị thiệt khi cố định lãi suất, nhưng sẽ loại bỏ rủi ro khi lãi suất đột biến tăng lên (mà điều này hoàn toàn có thể xảy ra như đối với vay USD hiện đang có lãi suất rất thấp, rất có thể sẽ bị đẩy lên cao trở lại khi nền kinh tế Mỹ phục hồi).

Hoán đổi lãi suất cũng giống như hoán đổi tỷ giá, có khả năng loại bỏ rủi ro, cố định chi phí. Hai hoạt động này chỉ khác nhau về đối tượng, một bên là hạn chế rủi ro về lãi suất, còn phía bên kia là hạn chế rủi ro về tỷ giá. Theo nhận định chung, trước đây các doanh nghiệp nước ta chỉ quan tâm tới rủi ro về tỷ giá nhưng do xu hướng tự do hóa lãi suất nội tệ và ngoại tệ hiện nay (từ năm 2002, lãi suất VND không còn ấn định theo khung của Ngân hàng Nhà nước nữa), rủi ro về lãi suất sẽ tăng cao nên việc đưa các công cụ hạn chế rủi ro để các ngân hàng áp dụng là rất cần thiết.

Trong tình hình biến động lãi suất như hiện nay thiết nghĩ các tổ chức kinh tế của nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên sử dụng công cụ này để tránh những rủi ro trong kinh doanh, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh một cách vững chắc và lâu dài.

II.4. THỰC TRẠNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011E 2012E Dự trữ ngoại hối (tỷ

USD) 8,6 11,5 21.00 23, 14,1 13,6 13,8 17,1

(Nguồn: WB, IMF, Citigroup)- Ghi chú: E là dự báo

Thông thường không có một nguyên tắc định lượng cụ thể nào về tỷ lệ dự trữ ngoại hối. Nhưng trong điều kiện phát triển của VN hiện nay, các tổ chức tài chính quốc tế khuyến nghị, dự trữ ngoại hối phải đảm bảo 10 - 12 tuần nhập khẩu. Năm vừa rồi chúng ta nhập khẩu lên tới 84 - 85 tỉ USD, như vậy chúng ta cần phải có 20 tỉ USD dự trữ mới đảm bảo được nhập khẩu. Mức dự trữ ngoại hối hiện nay là thấp so với yêu cầu.

Một trong các yếu tố khiến dự trữ ngoại hối bị suy giảm chủ yếu là do thâm hụt cán cân thanh toán (khoản 4 tỷ năm 2010), do nhập siêu liên tục (2008: 18,68 tỷ USD; 2009: 12 tỷ USD, 2010: khoản 12 tỷ USD, ngoài ra việc tiền đồng liên tục mất giá, lạm phát tăng cao (11, 75% năm 2010) làm mất niềm tin đối với các giới đầu tư tài chính nước ngoài cũng như người dân trong nước

Dự trữ ngoại hối giảm dẫn tới việc chính sách tiền tệ khó khăn hơn để tìm được điểm cân bằng cho cả hai vấn đề: giảm lãi suất và ổn định tỷ giá. Theo lý thuyết, khi cung tiền tăng lên, đồng nội tệ sẽ rẻ đi và lãi suất giảm xuống, nhưng tỷ giá sẽ tăng lên, và ngược lại. Do đó để giảm lãi suất và giảm cả tỷ giá, chỉ có một cách duy nhất là tăng cung tiền, đồng thời rút bớt dự trữ ngoại hối cung cấp ra thị trường để cân bằng lại. Tuy nhiên, với khả năng hiện nay dự trữ ngoại hối Việt Nam khá mỏng, sẽ rất khó khăn để ngân hàng Nhà nước can thiệp. Ngoài ra việc dự trữ ngoại hối giảm cũng ảnh hưởng đến việc dòng vốn đầu tư ngoại giảm.

Với việc tình trạng nền kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn: thâm thụt cán cân thanh toán, nhập siêu, lạm phát, tỷ giá không ổn định, chính sách điều hành chậm và còn nhiều bất cập. Vì vậy Citigroup dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam khó có khả quan và trì trệ trong thời gian dài, có thể lên mức 13,8 tỷ USD trong năm 2011 và 17,1 tỷ USD trong năm 2012.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁPHOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam và các giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w