HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN:

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam và các giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối (Trang 46 - 48)

i) Diễn biến

4.3.HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN:

Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện giao dịch quyền chọn tiền tệ theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. Tại Quyết định này, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt Nam). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm tổ chức tín dụng (TCTD) được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong quyết định này, các TCTD được phép không được

mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các đối tượng này mà thôi.

Mối quan tâm của DN – người mua quyền và ngân hàng – người bán quyền là mối quan tâm, kỳ vọng ngược chiều nên chỉ khi nào tỷ giá biến động với biên độ dao động lớn thì việc thực hiện giao dịch quyền lựa chọn mới kỳ vọng mang lại hiệu quả. Vì phí giao dịch của ngân hàng luôn biến động khoảng trên dưới 1% giá trị thực hiện, tỷ giá USD/VND chỉ có tăng (VND mất giá) chứ không giảm mấy, chỉ có vài đợt giảm nhưng rất nhẹ. Chỉ có các đồng ngoại tệ như USD, EUR, GBP, JPY, . . . mới có biên độ giao động lớn.

Ngoài ra, trong giai đoạn thí điểm, ngân hàng Nhà nước chỉ mới cho phép EXB thực hiện hợp đồng Option giữa ngoại tệ với ngoại tệ, chưa cho phép giao dịch VND với ngoại tệ cũng là một hạn chế không cần thiết. Với qui định Ngân hàng Nhà nước chỉ cho giao dịch quyền lựa chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ, nên các DN muốn thực hiện nghiệp vụ giao dịch hối đoái này giữa VND với ngoại tệ phải đi đường vòng thông qua một ngoại tệ tự do chuyển đổi khác bằng cách dùng VND mua ngoại tệ (như EUR hoặc JPY) rồi mới dùng ngoại tệ này tiến hành giao dịch hợp đồng Option với đồng tiền mà mình cần mua. Việc làm này gây cho DN nhiều khó khăn vì phải thông qua dự đoán sự biến động của hai đồng tiền, điều này chỉ thích hợp nhiều khi DN có ý định kinh doanh chênh lệch tỷ giá.

Về mặt pháp lý, hiện chỉ có văn bản của Ngân hàng Nhà nước cho phép EXB thực hiện thí điểm hợp đồng quyền lựa chọn. Các cơ quan khác như Bộ thương mại, Bộ tài chính (Tổng cục thuế) chưa có những văn bản làm rõ, xác nhận nghiệp vụ này như một hoạt động kinh doanh tài chính của DN. Việc này có thể gây khó khăn khi DN ghi nhận chi phí, nhất là trong trường hợp không thực hiện quyền lựa chọn. Việc không có các văn bản của các cơ quan khác điều chỉnh nghiệp vụ này còn gây cản ngại tâm lý cho các doanh nghiệp nhà nước, chứ vấn đề không nằm ở kiến thức, sự hiểu biết về nghiệp vụ giao dịch hối đoái này.

Nhìn chung, hợp đồng giao ngay chiếm tỷ trọng không hơn 60% các giao dịch ngoại hối, còn lại là các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi chiếm đa số. Các giao dịch quyền chọn chiếm tỷ lệ thấp.

Một nguyên nhân là do các tổ chức tài chính thường giao dịch hoán đổi và kỳ hạn với nhau nhiều, và các doanh nghiệp cũng thường dùng giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro do tính đơn giản của nó.

Từ những số liệu này, có thể thấy trọng tâm phát triển công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam nên đặt vào hoán đổi và kỳ hạn, là những công cụ có tính phòng ngừa rủi ro cao hơn, hơn là nhắm vào quyền chọn - một công cụ có tính đầu cơ cao hơn và cách tính phí cũng phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường ngoại hối việt nam và các giải pháp hoàn thiện thị trường ngoại hối (Trang 46 - 48)