Sự thích ứng sản phẩm gạo với thị trường mục tiêu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhăm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2001 và một vài năm tới (Trang 27 - 30)

Việc định ra chính sách sản phẩm nói chung và tích sản phẩm với sự thích ứng của nó nói riêng là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những người xuất khẩu ở những nước đang phát triển, vì những lý do tài chính, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng thực hiện việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận lý thuyết của môn học Marketing Xuất Nhập khẩu, vì việc phân tích khả năng thích ứng trên trường của một sản phẩm là rất cần thiết và quan trọng khi nhà kinh doanh đưa một sản phẩm ra thị trường, mục đích phân tích của phần này là nhằm tránh những chi phí không cần thiết có thể sảy ra do thiếu hiểu biết về thông tin thị trường.

+ Khả năng và mức độ thành công của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường.

Trong thị trường xuất khẩu gạo, chúng tôi chọn gạo của Thái Lan làm chuẩn để tiến hành so sánh và đánh giá.

- Về bản thân sản phẩm hạt gạo:

Công nghệ chế biến của Việt Nam đã được đầu tư, nâng cấp lên trong những năm gần đây, đã đưa ra được những sản phẩm phù hợp với thị trường, nhưng điều kiện bảo quản vẫn còn chưa tốt nên chất lượng gạo xuất khẩu tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Đặc biệt, ta có loại gạo phẩm cấp cao (gạo Super 100% gạo), gạo thơm năm 1996 ta mới xuất được 918 tấn, để có thể mở rộng thị trường tới các khách sang như Ả Rập Xê Út, Iran , Nhật Bản… việc xuất khẩu gạo của ta trong những năm vừa qua về chất lượng chưa có khyếu nại nào, đây là điểm quan trọng để giữ được thị trường ổn định.

Về bao bì của gạo xuất khẩu, không thua kém Thái Lan và hơn hẳn nhiều nước xuất khẩu gạo khác.

Tuy nhiên về cơ cấu giá để có thể giữ được thị trường và có lời, với sản phẩm gạo và chất lượng gạo của ta còn kém so với Thái Lan, nên giá thường thấp hơn so với giá xuất khẩu cùng loại của Thái Lan từ 8-12%, và có chênh lệch cách nhau rất xa (trên 100 USD/tấn). Tuỳ từng thời

điểm, mức độ chênh lệch giá cả còn một phần phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam.

So với các nước xuất khẩu gạo khác, tuy nước ta gặp phải khó khăn về tài chính (thiếu vốn để dự trữ cũng như thực hiện phương thức tín dụng thương mại trong xuất khẩu) như các nước khác nên gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn còn bị ép giá nên giá xuất thấp hơn giá Thái Lan theo chúng tôi cũng là điều hợp quy luật của kinh tế thị trường vì:

Nước ta có thiên nhiên ưu đãi, có thuận lợi là giá nhân công rẻ, giá thành sản xuất và chế biến lúa gạo thấp hơn các nước khác (so sánh với loại gạo cùng chất lượng). Đây chính là lợi thế tương đối của việc xuất khẩu gạo của nước ta.

Chi phí vận chuyển của Việt Nam đến các nước khác thường cao hơn của Thái Lan.

Qua việc xuất khẩu gạo của các năm qua phải chăng yếu tố trên đã góp phần tạo nên sự thành công cho sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

+ Những khiếm khuyết cần thay đổi, cải tiến.

Để gạo Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế, vấn đề quan trọng hàng đầu là chất lượng. Muốn có gạo xuất khẩu với chất lựợng cao không có con đường nào khác là đầu tư đưa nhanh tiến bộ về giống và kỹ thuật về phân bón, về chế biến, bảo quản, vận chuyển… qua kinh nghiệm thực tế, xuất khẩu gạo 10 năm qua, sản phẩm gạo của ta còn kém ở các mặt như: Sản phẩm gạo không đồng nhất về chủng loại, chất lượng hạt gạo chưa đều và tốt, tỷ lệ bạc bụng vẫn còn đặc biệt trong năm 1996 tỷ lệ này cao hẳn lên, chiếm 65% sản lượng lúa gạo hàng hoá của Việt Nam tuy việc đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu gạo cấp cao của Việt Nam đã ngày càng nâng cao nhưng thị trường vẫn chưa tín nhiệm gạo của Việt Nam bằng gạo của Thái Lan vì việc đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu của ta chưa cao, đặc biệt là khi có biến động giá trong nước cũng như giá xuất khẩu trên thị trường thế giới.

+ Đánh gía việc thích ứng của gạo Việt Nam với thị trường, phương hướng kiểm tra sự chấp nhận của sản phẩm trên thị trường.

Với việc phân tích ở trên qua các bảng kiểm tra và thăm dò ý kiến của khách hàng thì dần dần gạo Việt Nam có chất lượng không thua kém gạo Thái Lan, nhưng thị trường thế giới vẫn chưa tín nhiệm gạo Việt

Nam, nên để cho thị trường có thể chấp nhận rễ ràng trong một vài trường hợp chúng ta đã chấp nhận xuất khẩu với giá thấp hơn giá gạo của Thái Lan, mặc dù gạo của ta cùng chất lượng gạo của Thái Lan.

Ví dụ: Iran, Irắc, Indonesia, Nam Triều Tiên, Philippines, Cuba… nhập khẩu gạo của Việt Nam thay vì Thái Lan.

+ Những cơ hội xuất khẩu và tận dụng những cơ hội ấy.

Ngoài những thị trường mà ta đã chọn ở mục lựa chọn thị trường mục tiêu, chúng ta biết rằng việc buôn bán của Việt Nam và Nhật Bản mỗi ngày càng mở rộng thêm. Ngoài cơ hội có thể xâm nhập vào thị trường gạo Trung Quốc với phí tổn vận chuyển là thấp so với các nước khác, Việt Nam còn có một cơ hội là xâm nhập thị trường gạo của Nhật, Châu Phi, các nước Trung cận Đông, Châu Mỹ…

Vấn đề được các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới quan tâm hiện nay, phải chăng chúng ta sẽ chọn con đường trao đổi gạo với Nhật Bản để nhập về các thiết bị công nghệ, trang thiết bị cho ngành công nghiệp của chúng ta.

KẾT LUẬN

Để tăng kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2001 tôi có 4 kiến nghị: Cơ chế XK, công tác thị trường nước ngoài, cải cách các thủ tục hành chính và hải quan, sự hỗ trợ của Chính phủ và các chính sách thuế, tín dụng liên quan đến hoạt động XK.

Về cơ chế xuất khẩu, Bộ thương mại nên xây dựng và ban hành cơ chế điều hành xuất khẩu gạo ổn định và lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo theo hướng mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩugạo của các doanh nghiệp; bãi bỏ các quy định về đầu mối xuất khẩu gạo; xây dựng lộ trình giảm thiểu các biện pháp hạn chế định lượng trong thời kỳ 2001 – 2005, giảm danh mục xuất khẩu gạo theo giấy phép.

Về cơ chế thị trường, cần thiết tạo khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường nước ngoài thông qua việc ký mới, sửa đổi bổ xung các hiệp định thương mại, ký cam kết, phối hợp quốc tế trong xuất khẩu gạo với các mặt hàng xuất khẩu khác như: càphê, cao su…, tăng cường các biện pháp thâm nhập thị trường bằng các biện pháp tổng hợp chính trị, ngoại giao, kinh tế, kỹ thuật và nghiệp vụ ngoại thương. Cụ thể là tổ chức tốt nghiên cứu khảo sát thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp mở đại lý, kho ngoại quan, trung tâm trưng bày ở nước ngoài, đẩy mạnh tham gia hội chợ triển lãm

… Nâng cao trách nhiệm và năng lực của các cơ quan và tổ chức làm công tác thị trường ngoài nước; hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; tổ chức tốt việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại cho các doanh nghiệp; sớm xây dựng và ban hành cơ chế về công tác thị trường ngoài nước.

Về các thủ tục hành chính và hải quan. Nhà nước quan tâm làm sao đơn giản hoá, hiện đại hoá các thủ tục hải quan theo hướng tiếp tục áp dụng các biện pháp mới như phân luồng hàng hoá, quy định xác nhận thực xuất, quy chế khai báo một lần; đăng ký tờ khai trên máy vi tính, phân cấp rộng hơn quyền ký tờ khai hải quan…

Chính phủ nên hỗ trợ trong việc đầu tư chế biến hàng xuất khẩu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và công tác thị trường ngoài nước, xúc tiến thương mại; đẩy mạnh cải cách thuế bước 2, ưu đãi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu như hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ khó khăn về tài chính thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, tiếp tục làm tốt chính sách thưởng xuất khẩu để khuyến khích xuất nhập, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tìm kiếm thêm thị trường, bạn hàng mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhăm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2001 và một vài năm tới (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w