CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIỆU CHỨNG DO BỆNH VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH VÀ CHẤT
CHỨNG DO BỆNH VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG Ở TRẺ BỊ UNG THƯ.
Chúng tôi đã sử dụng kĩ thuật phân tích tương quan pearson để tìm hiểu mối tương quan đơn biến giữa mức độ ảnh hưởng của các nhóm triệu chứng do bệnh và quá trình điều trị bệnh (MSAS) đến các lĩnh vực của chất lượng sống ở trẻ bị ung thư.
Từ kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.7 chúng tôi nhận thấy:
Khó khăn về lĩnh vực sức khỏe và các hoạt động thể chất của trẻ bị ung thư có tương quan tuyến tính thuận với mức độ ảnh hưởng của nhóm các triệu chứng liên quan đến tuần hoàn và hô hấp (r = 0,472), liên quan
đến biểu hiện mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ (r = 0,387), liên quan đến hình dạng bản thân và khó khăn ăn uống (r = 0,452) của trẻ đánh giá bằng thang MSAS.
Những ảnh hưởng của nhóm các triệu chứng về hô hấp và tuần hoàn như bị ho, khó thở, chóng mặt…sẽ làm cho trẻ bị ung thư gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động hàng ngày như: chạy nhảy, đi lại, chơi thể thao hoặc tập thể dục, tự tắm, làm việc nhà. Những triệu chứng mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ làm cho trẻ có ít năng lượng để vui chơi và hoạt động thể chất hơn. Không những thế những ảnh hưởng của nhóm các triệu chứng liên quan đến ăn uống và hình dạng bản thân như loét miệng, khó nuốt, táo bón, sút cân, rụng tóc làm giảm khả năng hoạt động của trẻ càng làm chất lượng sống về lĩnh vực sức khỏe và hoạt động thể chất của trẻ bị giảm sút.
Khó khăn về lĩnh vực cảm xúc của trẻ bị ung thư càng nhiều khi mức độ ảnh hưởng của các cảm giác khó chịu bên trong cơ thể, các triệu chứng liên quan đến kích thích dạ dày ruột và đau, các biểu hiện mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ của trẻ càng nhiều.
Trẻ bị ung thư đã có những trải nghiệm khó khăn khi điều trị bệnh trong giai đoạn tích cực như phải sống lâu dài ở bệnh viện, phải tiêm truyền… Ở giai đoạn sau của quá trình điều trị bệnh, trẻ bị ung thư vẫn bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng do bệnh và điều trị bệnh như: đau, mệt mỏi, khó ngủ, chóng mặt, giảm cảm giác ngon miệng, thay đổi hình dạng bản thân, thay đổi da…Những ảnh hưởng này tác động đến cảm nhận của đứa trẻ làm cho trẻ cảm thấy sợ, buồn hoặc chán nản, tức giận và lo lắng về những điều sắp xảy ra với mình nhiều hơn. Như vậy trẻ bị ung thư cần được quan tâm để giảm bớt những ảnh hưởng của các triệu chứng do bệnh và điều trị bệnh để có thể giúp trẻ có chất lượng sống về cảm xúc tốt hơn.
Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa khó khăn về lĩnh vực quan hệ bạn bè và xã hội của trẻ bị ung thư với mức độ ảnh hưởng của các nhóm triệu chứng của thang MSAS. Điều này có thể giải thích do thời gian sau 1 năm chẩn đoán trẻ bị ung thư đã có sự thích nghi và hòa nhập với môi trường học tập và bè bạn. Cũng có thể do có sự thông cảm, giúp đỡ, động viên của bạn bè và các thầy cô giáo đối với những trẻ bị ung thư đã giúp trẻ vượt qua được những khó khăn trong lĩnh vực quan hệ bạn bè và xã hội.
Lĩnh vực học tập của trẻ bị ung thư gặp phải khó khăn càng nhiều khi trẻ phải chịu nhiều ảnh hưởng của các triệu chứng liên quan đến cảm giác khó chịu bên trong cơ thể, các triệu chứng kích thích dạ dày - ruột cũng như tình trạng mệt mỏi, buồn chán và rối loạn giấc ngủ.
Trẻ bị ung thư thường xuyên phải nghỉ học để đến bệnh viện điều trị các đợt ngoại trú ngắn ngày, để theo dõi hay điều trị nội trú các biến chứng đã là một yếu tố làm cho trẻ gặp khó khăn trong học tập. Nếu trẻ đi học trong trạng thái kèm theo các triệu chứng như đau, buồn nôn, nôn, bồn chồn, khô miệng, tê bì tay chân, mẩn ngứa…sẽ làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn hơn để tập trung tiếp thu kiến thức và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tình trạng mệt mỏi, buồn chán và rối loạn giấc ngủ cũng sẽ dẫn đến hậu quả trẻ giảm chú ý, giảm nhớ, giảm hoạt động, là một rào cản lớn cho trẻ trong học tập.
Tóm lại, kết quả từ biểu đồ 3.2 và 3.3 nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng ảnh hưởng từ các triệu chứng do bệnh và điều trị bệnh tương quan thuận với chất lượng sống chung (r = 0,647) và chất lượng sống về các lĩnh vực sức khỏe và hoạt động thể chất (r = 0,476), cảm xúc (r = 0,476), đặc biệt tương quan rất chặt chẽ với chất lượng sống về lĩnh vực học tập của trẻ em bị ung thư với r = 0,702 , p = 0,01. Điều này gợi ý rằng trẻ bị ung thư cần được quan tâm giúp đỡ hơn nữa trong cuộc sống của trẻ không
chỉ ở giai đoạn điều trị bệnh tích cực trong bệnh viện mà đặc biệt là giai đoạn trẻ về sống tại gia đình. Sự giúp đỡ này không chỉ từ phía gia đình mà cần thiết có sự hợp tác hỗ trợ của các bác sỹ điều trị chuyên khoa u bướu, chuyên gia tâm lý và các nhà xã hội học để có thể nâng cao chất lượng