0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đặc điểm về bệnh của nhóm trẻ bị ung thư.

Một phần của tài liệu MÔ TẢ CHẤT LƯỢNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM BỊ UNG THƯ SAU MỘT NĂM ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI (Trang 44 -44 )

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.2. Đặc điểm về bệnh của nhóm trẻ bị ung thư.

Nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là bệnh nhân bạch cầu cấp chiếm 94,4% (bảng 3.1). Nghiên cứu của Litzelman (2011)có đối tượng nghiên cứu xấp xỉ 50% là trẻ điều trị bạch cầu cấp hoặc u lympho [20], còn Ward- Smith và CS (2007), nghiên cứu trên đối tượng là 37% bệnh nhân bị bạch cầu cấp, u lympho 7,9%, u hệ thống thần kinh 7,9%, u hạch hodgkin 4,5%...[29]. Như vậy tỷ lệ bệnh nhân bạch cầu cấp của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu trên. Điều này có thể lí giải do chúng tôi chọn thời điểm nghiên cứu lớn hơn một năm sau chẩn đoán và điều trị ung thư nên chỉ có số trẻ bạch cầu cấp với quá trình điều trị kéo dài 2,5-3 năm tham gia nhiều vào nghiên cứu, số trẻ bị các loại ung thư khác có thời gian điều trị duy trì ngắn theo dõi ở phòng khám ngoại trú không nhiều do đó trên thực tế tỷ lệ bệnh nhân ung thư khác mà chúng tôi đã gặp là rất ít.

Tình trạng điều trị:

72,3% số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đang trong quá trình điều trị và chỉ có 27,8% bệnh nhân đã hoàn thành điều trị (bảng 3.2). Vì 94,4% trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi mắc bệnh bạch cầu cấp, là bệnh lý có quá trình điều trị kéo dài 2,5-3 năm, do đó có thể lí giải cho phần lớn trẻ ung thư trong nghiên cứu này đang trong quá trình điều trị. Nghiên cứu của Ward-Smith (2007) [29], hơn 50% bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Thời gian từ khi chẩn đoán và điều trị:

Thời gian từ khi chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân từ 12 tháng đến 54 tháng, thời gian điều trị trung bình là 27 tháng và hơn một nửa bệnh nhân của chúng tôi đã có thời gian sau chẩn đoán và điều trị điều trị hơn 2 năm (bảng 3.2). Thời gian điều trị dài hơn hai năm là một yếu tố giúp trẻ hiểu và chấp nhận bệnh, thích ứng dần với quá trình điều trị, trở lại hòa nhập với bạn bè, trường lớp…

Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có thời gian theo dõi sau chẩn đoán và điều trị kéo dài hơn 10 năm [19],[20],[24]. Nghiên cứu của chúng tôi ít hơn về thời gian theo dõi so với nghiên cứu của các tác giả này. Thực tế ở Việt Nam, vấn đề quản lý theo dõi tiếp tục trẻ em bị ung thư sau chẩn đoán và điều trị mới được thực hiện một cách có hệ thống khoảng 3 năm nay, tập trung theo dõi về tỷ lệ sống, thời gian kéo dài sau điều trị và tỷ lệ bỏ điều trị, chưa theo dõi về chất lượng sống. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần có những nghiên cứu theo dõi lâu dài với trẻ em ung thư sau điều trị ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu MÔ TẢ CHẤT LƯỢNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM BỊ UNG THƯ SAU MỘT NĂM ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI (Trang 44 -44 )

×