Theo quan điểm triết học Mac - Lênin, con người là sản phẩm của lịch sử đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử ấy. Vì thế, khi nghiên cứu con người Việt Nam không thể không bàn đến các điều kiện lịch sử hình thành con người Việt Nam như: môi trường - địa lý, đời sống kinh tế, lịch sử, văn hóa.
Sự tác động của môi trường - địa lý: Về địa lý, Việt Nam nằm ở Đông Nam Á. Nơi sinh sống của tổ tiên ta nằm trên vùng đất chữ S nằm bên bờ biển Thái Bình Dương. Khí hậu nóng ẩm nên mưa nhiều, tạo nên các con sông lớn với đồng bằng trù phú, thích hợp với nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên, mặt khác về nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng, cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là cái riêng mà mối quan hệ qua lại giữa chúng. Về mặt tổ chức cộng đồng, con người Việt Nam sống theo nguyên tắc trọng tình, từ đó dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ...Do phải thường xuyên chống chọi với thiên tai dông, bão, lũ lụt nên hình thành truyền thống đoàn kết. Tất cả những điều kiện ấy, đã hình thành phẩm chất với người Việt Nam trong lịch sử, để ứng phó với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, để bảo vệ thành quả lao động để tồn tại và phát triển
Đời sống kinh tế: Nền kinh tế tiểu nông lúa nước đã tác động mạnh mẽ đến người VN trong lịch sử. Thích ứng với nền kinh tế này là loại hình sản xuất theo đơn vị gia đình. Mặt khác, cuộc sống nông nghiệp hình thành nên cộng đồng làng xã để chống thiên tai và giúp nhau trong sản xuất và đời sống. Cho nên, nét đặc trưng số một của làng xã VN là tính cộng đồng. Nhiều phẩm chất đạo đức, năng lực, quan điểm, quan niệm và tầm nhìn của người VN cũng tương ứng với nên kinh tế tiểu nông lúa nước đó là coi trọng kinh nghiệm, chưa ý thức pháp luật (phép vua thua lệ làng), chưa biết làm ăn lớn, giờ giấc chưa chính xác...
Lịch sử giữ nước: Trong suốt lịch sử, cha ông ta đã phải luôn chống chọi với nhiều kẻ thù đông hơn và mạnh hơn tiềm lực kinh tế, quân sự đến xâm lược, đô hộ. Do vậy đã tạo nên truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, truyền thống đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước và tạo nên những phẩm chất năng lực của con người VN trong đấu tranh để bảo vệ độc lập tự do, chủ quyền lãnh thổ cũng như sự sống của mình.
Môi trường văn hóa: Trong lịch sử người VN đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa nhân loại: Tiếp thu văn hóa Ấn Độ, theo cách của mình, ta có nền văn hóa Chăm độc đáo và nền Phật giáo VN. Tiếp thu văn hóa Trung Hoa, ta có Nho giáo và Đạo giáo. Văn hóa phương Tây đem lại kitô giáo cùng những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới mẻ. Sang thế kỷ XX, khi Đảng CSVN thành lập thì chủ nghĩa Mac-Lênin trở thành tư tưởng định hướng cho cách mạng Việt Nam. Như vậy, người VN ngoài những giá trị truyền thống, trong lịch sử còn tiếp xúc với một môi trường văn hóa đa dạng, điều đó đã tạo nên sự phong phú trong đời sống tinh thần của dân tộc.
b. Mặt tích cực và hạn chế của người Việt Nam
- Qua lịch sử tồn tại hàng ngàn năm của dân tộc đã hình thành nên những phẩm chất, năng lực con người VN phù hợp với môi trường địa lý - tự nhiên và những điều kiện kinh tế, lịch sử, văn hóa với những yêu cầu của nó đặt ra trong từng giai đoạn của
lịch sử dân tộc. Nhưng hiện nay, khi đất nước "mở cửa" hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, thực tế của thời đại mới, đặt ra những yêu cầu mới, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: "phát huy sức mạnh dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Từ yêu cầu mới nhìn lại những phẩm chất, năng lực truyền thống của con người VN có nhiều mặt tích cực đáp ứng yêu cầu mới nhưng cũng bộc lộ những hạn chế.
a. Tích cực
Trong kho tàng truyền thống, nổi bật lên các giá trị truyền thống thể hiện sức sống, bản lĩnh, bản sắc và những phẩm giá của dân tộc, đó là :" tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí tự lập tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc... Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới, biết đối phó linh hoạt, ứng xử mềm mỏng, biết thích nghi và hội nhập để tồn tại và phát triển... Tinh thần thực tế, coi trọng kinh nghiệm, tôn trọng người già giàu kinh nghiệm và có tư duy tổng hợp...Truyền thống hiếu học, trọng học, truyền thống tôn sư trọng đạo...".
b. Hạn chế
Thiếu óc phân tích, tinh thần phê bình và tự phê bình; thiếu ý thức pháp luật, chấp hành nội quy, kỷ luật; thiếu ý thức tiết kiệm, chưa biết làm ăn lớn, làm ăn lâu bền, khó hợp tác, đố kỵ, nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ nông nghiệp, thiếu tư duy và tác phong công nghiệp.