II. QUI TRÌNH VẬN HÀNH PHAO CHẶN
VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÂN QUY ĐÔNG
ĐÔNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Trước khi vận hành hệ thống cần thực hiện các công tác như sau:
-Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống.
-Hiểu rõ chức năng từng công trình thiết bị, đường ống, van… trong hệ thống. -Hiểu rõ cách vận hành từng thiết bị và có khả năng khắc phục những sự cố thường gặp trong hệ thống.
1.1. Kiểm tra
Kiểm tra hệ thống điện trước khi vận hành hệ thống
-Đóng CB tổng và xem xét tình trạng điện vào hệ thống về các mặt: điện áp, tủ pha hoạt động. Lần lượt đóng điện cho từng thiết bị trong hệ thống, xem xét hoạt động của từng thiết bị.
-Các máy hoạt động theo 2 chế độ: tự động và đóng mở bằng tay như sau:
+ Bơm P01: tự động hoạt động theo mực nước trong giếng thu nước thải, khi mực nước trong giếng thấp hơn 1m (tính từ đáy) bơm ngừng hoạt động, khi mực nước trong giếng cao bơm tự động hoạt động.
+ Bơm P02,P03: tự động hoạt động theo mực nước trong bể B01, mỗi lần chỉ hoạt động 1 bơm, bơm còn lại ở trạng thái ngừng.
+ E01, E02: Hoạt động đồng thời, theo chế độ hoạt động của 1 trong 2 bơm P02 hay P03
+ Bơm châm hóa chất PC01 hoạt động tự động theo bơm P02 hay P03
+ Ngoài chế độ tự động tất cả các máy có thể khởi động trực tiếp bằng tay
Kiểm tra các van trước khi vận hành hệ thống:
-Kiểm tra các van khí của 4 thiết bị FBBR (van VAi01, VAi02, VAi03, VAi04) đúng vị trí đã chỉnh (tại vạch sơn) để đảm bảo khi được phân phối đều trên toàn bộ các ngăn trong thiết bị.
-Kiểm tra các van xả bùn của các thiết bị FBBR, VSi01, VSi02, VSi03, VSi04, VSi05, thông thường chúng ở vị trí đóng khi xả bùn chúng ở vị trí mở.
-Mở van hoàn lưu V0101 về bể cân bằng 4 ½ vòng đảm bảo lượng nước xử lý là 24m³ /h hay 500m³/ngày.
Chú ý: Với lưu lượng nước lớn hơn 500 m³/ngày, chất lượng nước sau xử lý có thể không đạt yêu cầu.
Bằng cách đo mực nước trên vách ngăn tại mương đo lưu lượng chúng ta có thể xác định được lưu lượng nước thải trong hệ thống xử lý. Thông thường ứng với lưu lượng 24m³/h chiều cao này là 40mm.
1.2. Pha chế hóa chất:
Hóa chất duy nhất được sử dụng trong hệ thống là Chlorine. Trên thị trường Chlorine có 2 dạng : nước Javen (dung dịch NaOCl) nồng độ Chlorine hoạt tính 6% do Công ty hóa chất Biên Hòa hay một số cơ sở tư nhân khác sản xuất, thường bán dưới
dạng thùng chứa 20 lít/thùng. Bột Chlorine (do Nhật sản xuất) được bán dưới dạng hạt màu trắng, có nồng độ hoạt tính 60 – 65%
Tùy theo hóa chất sử dụng mà ta chuẩn bị dung dịch hóa chất + Với nước Javen nồng độ 6% ta có thể sử dụng trực tiếp
+ Với bột Chlorine: dung dịch Chlorine được pha với nồng độ 6% Chlorine hoạt tính
Lượng hóa chất pha cho một bồn 500 lít như sau:
-Cho vào bồn 300 lít nước sạch
-Cân 3 kg Chlorine bột cho vào bồn và mở máy hòa trộn -Sau 30 phút mở vòi nước sạch vào bồn cho đến 500 lít
-Cho động cơ khuấy trộn chạy tiếp trong 30 phút nữa để tất cả bột Chlorine hòa tan hết và tạo thành một dung dịch đều.
Ghi chú: Liều lượng Chlorine sử dụng là: 3-5 mg/1 lít nước thải, ứng với lưu lượng 500 m³ / ngày hay 24m³/h, mỗi giờ tiêu thụ 72-125 mg Chlorine, ứng với lưu lượng 2lít/ h dung dịch Chlorine 6%.
I.3- Vận hành
I.3.1 – Giai đoạn khởi động hệ thống xử lý:
-Khi nước thải có trong giếng thu nước thải, mở máy bơm P1 để bơm nước thải vào bể cân bằng B01
-Mở máy bơm P02/P03 bơm nước thải vào thiết bị xử lý F01 –F04, hai bơm nước thải P02, P03 sẽ hoạt động xen kẽ với nhau. Việc chọn lựa hoạt động của bơm được thực hiện bằng tay.
-Mở máy E01 và E02 chạy để khuấy trộn nước thải và cung cấp 02 cho nước thải -Khi nước ngập đầy các ngăn trong thiết bị F01–F04 mở máy thổi khí E01 – E04 chạy để cung cấp khí cho quá trình xử lý sinh học.
-Kiểm tra lượng khí vào các ngăn của thiết bị FBBR, khí phải tương đối đều giữa các ngăn, đảm bảo lượng khí đủ cho phản ứng. Chỉnh van khí (VAi01, VAi02,VAi03,VAi04) của các ngăn xung quanh vạch sơn đã định trong trường hợp cần thiết tăng hay giảm lượng khí vào.
-Kiểm tra DO (chỉ số oxy trong nước) trong các ngăn phản ứng của 2 thiết bị FBBR, khi thiết bị hoạt động bình thường thì DO đạt 1 – 2mg/l
-Cho bơm hóa chất PC01 hoạt động để đưa hóa chất vào khử trùng nước thải. -Quá trình khởi động hoàn tất khi chất lượng nước thải sau xử lý đạt yêu cầu (loại B) và ổn định.
-Thời gian khởi động hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường từ 30-60 ngày nếu tuân thủ chặt chẽ các quy tắc vận hành.
Ghi chú:
-Số thứ tự của các van theo bản vẽ đường ống công nghệ. -Hệ thống được vận hành liên tục 24/24
-Quá trình đưa khí vào thiết bị được thực hiện từ từ, tránh đóng mở van đột ngột điều này có thể gây nên xáo trộn tầng giá thể.
-Không được ngừng hệ thống quá 2 giờ, trong thời gian này sẽ xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí có thể làm chết vi sinh trong hệ thống, ảnh hưởng đến hiệu quả xử
lý. Khi ngừng vận hành hệ thống trong thời gian dài, quá trình vận hành lại được coi như quá trình khởi động hệ thống.
I.3.2 – Vận hành hệ thống
Khi hệ thống xử lý đã kết thúc giai đoạn khởi động ta vẫn thực hiện các thao tác chuẩn bị, vận hành như trong giai đoạn khởi động nhưng có một số thay đổi so với giai đoạn khởi động như sau:
-Hàng ngày theo dõi các thông số hoạt động của các thiết bị trong hệ thống và ghi chép lại trong sổ theo dõi.
-Thường xuyên xem xét lượng rác đọng trên sàng rác SC01, khi lượng rác nhiều cần kéo nó lên để làm vệ sinh.
-Kiểm tra chỉ số đồng hồ áp lực trước thiết bị sàng rác SC02, thông thường giá trị này chỉ 0, khi áp lực tăng cao (0.5 kg/cm2) cần phải mở nắp thiết bị và vệ sinh rác đọng bên trong.
-Kiểm tra chỉ số đồng hồ đo áp tại các máy thổi khí. Giá trị bình thường là 0.2 – 0.3 kg/cm2, khi giá trị này lớn hơn 0.5kg/cm2 có thể ống phân phối khí có thể bị nghẹt cần phải làm vệ sinh các ống này. Khi giá trị này thấp hơn 0.2kg/cm2 cần phải xem xét máy thổi khí.
-Cho các máy bơm FB01, FB02, FB03, FB04 hoạt động khi cần phá bọt trên bề mặt thiết bị xử lý.
-Cứ sau 24 giờ vận hành, mở van VS0101, VS0201, VS0301, VS0401 (van xả bùn tại các ngăn lắng của thiết bị) trong 10-15 phút để xả bùn dư về bể phân hủy bùn. -Sau 120 giờ vận hành, mở van VSi02,VSi03,VSi04,VSi05 trong 10-15 phút để xả bùn dư về bể phân hủy bùn.
-Sau 120 giờ vận hành, mở van VSi02,VSi03,VSi04,VSi05 trong 10 -15 phút để xả bùn dư về bể phân hủy bùn (i=01 - 04)
-Sau 250 giờ vận hành xả đáy bồn trộn hóa chất .
-Sau ít nhất 6 tháng hay khi phát hiện có hiện tượng bùn dư từ bể phân hủy bùn tràn qua giếng thu nước thải, cần cho hút bùn dư trong bể phân hủy bùn bằng hút hầm cầu để đổ đi nơi quy định.
-Trường hợp lưu lượng nước thải không đủ, có thể cho hệ thống hoạt động gián đoạn
-Tuy nhiên thời gian ngừng chạy giữa 2 lần hoạt động không quá 2 giờ.
-Trong trường hợp ngừng để sửa chữa hay vì sự cố, hệ thống vẫn có thể hoạt động quá tải trong thời gian ngắn (không quá 02 ngày).
-Trong trường hợp thiết bị ngừng làm việc quá lâu (>4 giờ), bùn trong thiết bị có thể bị chết và cần phải chạy hệ thống lại theo chế độ khởi động như trên.
I.3.3 – Kiểm tra chất lượng nước thải:
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý, các thành phần hóa lý, hữu cơ và vi sinh đạt tiêu chuẩn nước thải loại B - TCVN 5945-1995
Để cho hệ thống xử lý hoạt động tốt, người theo dõi hệ thống xử lý cần thường xuyên theo dõi chất lượng nước thải sau khi xử lý thông qua các chỉ tiêu :BOD, COD, pH…
-Vị trí lấy mẫu : Nước thải sau khi ra bể lắng, nước thải đầu vào bể cân bằng (xem bảng vẽ)
-Thể tích mẫu lấy : 02 lít, mẫu được đựng trong bình nhựa hay bình thủy tinh có nắp đậy và được bảo quản ở nhiệt độ 2-5 0C (trong thùng nước đá) trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi lấy mẫu.
-Chu kỳ lấy mẫu : Tuần/lần trong thời gian chạy khởi động Tháng/lần lúc hệ thống chạy ổn định
Việc thành lập một phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu nước thải là cần thiết. Tuy nhiên cũng có thể gởi mẫu phân tích tại các địa điểm :
+Viện Pasteur : 167 Pasteur - Q3
+Trung tâm đo lường chất lượng sản phẩm (Trung tâm III)
Xin xem thêm các tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 599–1995, TCVN 5945–1995” về phương pháp lấy mẫu và chất lượng nước thải.
II. BẢO TRÌ
Công tác bảo trì thiết bị cần tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tốt, không có những sự cố xảy ra.
Các thiết bị: