QT 27 : QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG Ô

Một phần của tài liệu quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước (Trang 39 - 42)

IV. Thao tác 4: Ghi nhận các thông tin về hiện trạng đường cống:

QT 27 : QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG Ô

KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM A- MẪU NƯỚC I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1) An toàn lao động:

a- Khi lấy mẫu trên kênh rạch:

- Cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động trong điều kiện làm việc ngoài trời và tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm trên kênh rạch như: mũ đội, găng tay, khẩu trang, ủng…

- Cần lựa chọn vị trí lấy mẫu thuận lợi để đảm bảo có không gian thao tác lấy mẫu an toàn và thực hành lấy mẫu cẩn thận để tránh các trường hợp không may xảy ra như té xuống nước.

b- Khi lấy mẫu ở hầm ga hay tại trạm xử lý:

Cần phải cảnh giác với các trường hợp sau:

- Nguy hiểm do nổ gây ra bởi hổn hợp các khí nổ ở hệ thống cống. - Nguy cơ ngộ độc do các khí độc như: H2S, CO…

- Nguy cơ nhiễm bệnh do các vi sinh vật có trong nước thải. - Nguy cơ bị thương do ngã hoặc trượt.

- Nguy cơ bị bỏng và ăn da do nước thải dưới hầm ga thường nóng hay nhận nước thải từ nguồn thải có nhiệt độ cao và nước thải có tính kiềm mạnh như các nhà máy dệt nhuộm …

Vì vậy khi lấy mẫu ở vị trí này cũng phải trang bị bảo hộ lao động kể trên. Trong truờng hợp cần thiết phải đeo kính chống hơi hóa chất và mặt nạ phòng hơi độc.

2) Chuẩn bị: phương tiện và dụng cụ lấy mẫu: a- Phương tiện vận chuyển:

- Xe ô tô 5 chổ ngồi có kèm thùng xe để mẫu và các trang thiết bị khác. - Thuyền tôn nhỏ dùng lấy mẫu dọc kênh rạch.

b- Dụng cụ lấy mẫu:

b1- Thiết bị lấy mẫu thủ công:

- Gồm một thiết bị lấy mẫu chuyên dụng của hãng SIBATA có cấu tạo gồm một bình thủy tinh 500ml đặt trong một giá Inox có chiều dài thay đổi được.

- Chai thủy tinh dùng để lấy mẫu cho phân tóch các chỉ tiêu như: hợp chất hydrocacbon, chất tẩy rửa, dầu mỡ.

- Thiết bị lấy mẫu tự tạo là một chai nhựa 02 lít gắn với sào lấy mẫu bằng Inox có độ dài thay đổi được. Thiết bị này áp dụng để lấy hầu hết các trường hợp mẫu cần được phân tích các chỉ tiêu thông thường ngoại trừ một số chỉ tiêu nêu trên.

Chú ý: Trước khi lấy mẫu, thiết bị phải được làm sạch bằng chất tẩy rửa và tráng lại bằng nước.

b2- Hộp đá bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển mẫu từ hiện trường về phòng thí nghiệm.

b3- Các thiết bị đo nhanh ngoài hiện truờng. b4- Các hóa chất bảo quản cần thiết khác. 3) Cấp bậc công việc trung bình:

- Kỹ sư: bậc 3/8

- Công nhân: bậc 3.5/7

II. THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ:

1) Thời gian làm việc:

Qua lịch lấy mẫu trên, cần dựa vào lịch thủy triều do Trung tâm Khí tượng Thủy văn biển phát hành hàng năm để xác định ngày, giờ lấy mẫu sao cho đảm bảo mẫu được lấy trong thời điểm nước lớn và nước ròng trong hai mùa : mùa khô và mùa mưa.

2) Thực hành thao tác:

- Căn cứ vào bản đồ quan trắc để vạch ra cung đường đi đến các vị trí lấy mẫu bằng xe ô tô trong trường hợp lấy mẫu khi triều thấp, dùng thuyền để lấy mẫu khi triều cao.

- Tại vị trí lấy mẫu trên kênh rạch, thực hành thao tác với dụng cụ lấy mẫu như sau:

Một người thực hiện việc lấy mẫu. Đưa dụng cụ lấy mẫu xuống dưới vị trí mặt nước theo qui tắc nêu trên, hướng miệng chai lấy mẫu theo hướng dòng chảy. Tráng chai đựng mẫu vài lần bằng chính mẫu nước cần lấy.

Chú ý:

• Lượng mẫu lấy đảm bảo đủ phân tích, các chỉ tiêu thông thường là 02 lít.

• Để đo DO cần dùng dụng cụ lấy mẫu SIBATA để đảm bảo lượng Oxy hòa tan có trong mẫu không bị mất đi trong quá trình thao tác lấy mẫu.

• Tránh các yếu tố bất thường gây cản trở quá trình lấy mẫu như: vớt rác trên mặt nước hay tránh lấy mẫu khi có các phương tiện khác đang di chuyển tại khu vực lấy mẫu…

- Một người nhận chai đựng mẫu và thực hiện việc đo các thông số hiện trường: t0C, pH, DO,… và thực hiện việc ghi chép các thông số đo được vào cuốn nhật ký hiện trường. Ghi lại ký hiệu mẫu trên nhãn dán ở chai đựng mẫu. Ngoài ra cần ghi đầy đủ các thông tin về quá trình lấy mẫu để giúp cho việc đánh giá số liệu phân tích.

- Tiến hành bảo quản mẫu theo hướng dẫn. Trong trường hợp lấy mẫu trong ngày thì tại hiện trường chỉ cần bảo quản lạnh mẫu, sau đó sẽ bảo quãn mẫu bằng hóa chất tại phòng thí nghiệm.

Trong trường hợp lấy mẫu tại hầm ga:

Cũng gồm những thao tác trên nhưng nhóm lấy mẫu cần phối hợp với công nhân của xí nghiệp để hổ trợ việc đóng, mở hầm ga.

3) Bảo quản mẫu:

TT Chỉ tiêu Hóa chất bảo quản Loại chai đựng

1 Chỉ tiêu vật lý Đo tại hiện trường Chai nhựa

rửa, độ cứng, độ kềm tẩy rửa thì dùng chai thủy tinh

3 NO3, NO2, NH4 5ml Chloroform cho 01 lít

mẫu Chai nhựa

4 T-N, T-P, NH4 H2SO4 pH=2 Chai nhựa 5 Kim loại nặng HNO3 pH=2 Chai nhựa 6 Coliform Không bảo quản Chai nhựa 7 Phenol H3PO4 pH=4. Bổ sung

CuSO4.5H2O Chai nhựa 8 CN- NaOH pH=12 Chai nhựa 9 Thuốc BVTV HCl pH=4

- Phân tích, thí nghiệm mẫu nước lấy được theo đúng TCNV 5999-1995 (ISO 5667-10:1992). Xử lý số liệu có được từ kết quả phân tích và thí nghiệm.

III. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG MẪU:

- Mẫu lấy đúng theo lịch lấy mẫu và vị trí quan trắc kiểm soát ô nhiễm nước kênh rạch trong thành phố hay cho các mục đích khác.

- Mẫu không bị thay đổi tính chất trong quá trình vận chuyển mẫu từ hiện trường về phòng thí nghiệm(cần áp dụng các kỹ thuật kiểm soát chất lượng quá trình lấy mẫu để đảm bảo chất lượng mẫu lấy).

- Văn bản tổng hợp rõ ràng, chính xác, khoa học, thể hiện rõ tính chất kiểm soát ô nhiễm, dự báo khả năng ô nhiễm.

B- MẪU BÙN

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1) An toàn lao động:

Ngoài những lưu ý chung như lấy mẫu nước, việc lấy mẫu bùn cần lưu ý các vấn đề: do điều kiện lấy mẫu phức tạp hơn nên đòi hỏi người thao tác phải nắm chắc kỹ thuật lấy mẫu. Thời gian thao tác cho mỗi lần lấy mẫu dài nên cần có tư thế lấy mẫu vững để tránh những sự cố không may xảy ra.

2) Chuẩn bị: Phương tiện và dụng cụ lấy mẫu a-Phương tiện vận chuyển

- Xe ô tô 5 chổ ngồi có kèm thùng xe để mẫu và các trang thiết bị khác. - Đò chở đi lấy mẫu kênh rạch

b-Dụng cụ lấy mẫu

- Cái ngoàm(loại Van Veenhapper): Cấu tạo gồm dây thả, bộ phận ngoàm bùn mặt và khay tách nước

- Ống khoan kiểu piston: Cấu tạo gồm các ống sắt có khớp nối để có thể thay đổi độ dài, đoạn ống cuối tiếp xúc với bùn có dạng kiểu lòng máng. Tay cầm piston để khoan xuống lớp bùn đáy và rút lên.

- Hộp đựng mẫu: hộp nhựa PE và hộp thủy tinh để đựng mẫu cho phân tích kim loại nặng.

- Hộp xốp bảo quản lạnh mẫu. 3) Cấp bậc công việc trung bình:

- Kỹ sư: bậc 3/8 - Công nhân: 3.5/7

Một phần của tài liệu quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w