Sự thay đổi nhãn áp sau phẫu thuật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phaco đặt ttt nhân tạo (Trang 28 - 33)

Một số nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài và tạm thời của phẫu thuật TTT lên nhãn áp đã được thông báo [9,53]. Trong nghiên cứu này , chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của PHACO không biến cố qua đường rạch giác mạc với đặt TTT nhân tạo mềm trong túi bao lên mức nhãn áp ở bệnh nhân không có bất kỳ hình thái glôcôm nào. Chúng tôi cũng tìm thấy và xác định rõ cơ chế của thay đổi nhãn áp bằng phân tíc những thay đổi đồng thời của góc tiền phòng và độ sâu tiền phòng .

Tăng nhãn áp tức thời là thường gặp , nhất là trong 6-8 giờ đầu sau phẫu thuật TTT không biến cố. Phản ứng viêm do sót chất vỏ, yếu tố mạch máu, tê hậu nhãn cầu, những tổn hại tĩnh mạch nước và nghẽn đồng tử đã được thông báo là chịu trách nhiệm đối với tăng nhãn áp sớm. Nói chung tăng nhãn áp là tức thời và nhãn áp thường trở lại bình thường trong vài giờ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, không thấy tăng nhãn áp sớm . Đúng hơn là, trung bình nhãn áp giảm khoảng 2mmHg ở ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Chúng tôi tin rằng lấy bỏ hoàn toàn chất vỏ và chất nhày, giảm tối thiểu chấn thương mống mắt, và loại trừ những mắt rách bao sau hoặc mất dịch kính có thể góp phần hạ nhãn áp.

Ảnh hưởng của phẫu thuật lấy TTT lên nhãn áp lâu dài và trung gian và cơ chế của sự thay đổi thường khác biệt cơ chế phản ứng hiệu ứng nhãn áp sớm. Nghiên cứu cho thấy PHACO đường rạch nhỏ thường dẫn đến nhãn áp thấp lâu dài hơn lấy TTT ngoài bao. Một đường rạch rộng, chấn thương trong khi lấy TTT, tổn thương khâu đến góc tiền phòng sau phẫu thuật lấy TTT ngoài bao dẫn đến tăng nhãn áp nói chung. Đặt TTT nhân tạo trong túi bao sau phẫu thuật PHACO có thể cũng đóng vai trò hạ nhãn áp lâu dài.

Shingleton và cộng sự [63] thông báo nhãn áp sau PHACO với đường rạch giác mạc giảm đáng kể trong 12 tháng theo dõi ở mắt không glôcôm. Ngược lại, những mắt bị glôcôm đòi hỏi một số thuốc glôcôm đáng kể thì không kèm theo hạ nhãn áp.

Kim và cộng sự [30] tìm thấy giảm đáng kể nhãn áp (từ 18.1 – 15.2 mmHg) ở 31 mắt bị glôcôm sau phẫu thuật phaco đơn thuần. Họ cũng nhận thấy giảm trung bình số lượng thuốc glôcôm (1.7-0.7) sau 16 tháng.

Jah và cộng sự so sánh hai mắt ở 120 bệnh nhân được PHACO với đường rạch củng mạc ở 1 mắt. Họ nhận thấy nhãn áp thấp sau phẫu thuật trong vòng 17 tháng theo dõi.

Cơ chế sinh lý bệnh chính xác gây ảnh hưởng nhãn áp của PHACO còn chưa rõ và đòi hỏi nghiên cứu sau này. Mối liên quan giữa những đặc điểm như tuổi , giới, nhãn áp trước phẫu thuật (có glôcôm ), độ rộng góc mống mắt giác mạc , độ sấu tiền phòng và đặc điểm phản ứng tạm thời (liệu có phải tăng nhãn áp mức trước mổ cùng thời điểm), cũng cần phải làm rõ.

Một số nghiên cứu thông báo rằng ảnh hưởng của PHACO với nhãn áp có thể đã được khám phá sau 10 năm. Hạ nhãn áp tối đa thường xảy ra 3-6 tháng sau phẫu thuật .Trong nghiên cứu của chúng tôi nhãn áp hạ tối đa trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật.

Kích thước và vị trí đường rạch đục TTT có thể ảnh hưởng đến nhãn áp , ít nhất về lý thuyết. Tennen và Masket so sánh hiệu quả nhãn áp của đường hầm củng mạc va[s đường rạch giác mạc trong PHACO. Tác giả tìm thấy nhãn áp thấp so với trước phẫu thuật ở cả hai nhóm trong 6 tháng theo dõi; tuy nhiên hạ nhãn áp có ý nghĩa chỉ ở nhóm rạch giác mạc. Ba bước rạch giác mạc chúng tôi sử dụng làm giảm tối thiểu mạng lưới vùng bè. Những nghiên cứu khác cho thấy không có mối liên quan giữa nhãn áp sau phẫu thuật và kiểu và kích thước của đường rạch trong phẫu thuật TTT. Trong nghiên cứu của chúng tôi , nhãn áp giảm nhiều nhất ở bệnh nhân có nhãn áp cao hơn trước phẫu thuật .

Trong nghiên cứu của chúng tôi, cường độ hạ nhãn áp không liên quan về thống kê với sô lượng độ rộng góc và độ sâu tiền phòng. Hơn nữa, đặc tính tạm thời của đường cong nhãn áp qua thời gian là khác biệt với độ mở của góc và độ sâu của tiền phòng. Hạ nhãn áp khoảng 2mmHg ngay sau phẫu thuật PHACO và khá ổn

định trong 6 tháng theo dõi , trong khi độ sâu tiền phòng và độ rộng góc tiền phòng tăng lên tục. Những khám phá này cho thấy cơ chế sinh bệnh học cải thiện tiện nghi dòng chảy thông thường chịu trách nhiệm, ít nhất là một phần, để cho nhãn áp giảm sau PHACO.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi chủ tâm loại trừ những mắt góc đóng hoặc hẹp và tiền phòng nông và glôcôm góc mở khác dựa trên giả thuyết rằng sức chịu đựng lượng chảy ra vùng bè ở mắt bình thường trước khi PHACO. Ba cơ chế chủ yếu tồn tại ở mắt người làm hạ nhãn áp : bài tiết thủy dịch ồ ạt, cải thiện dòng chảy thông thường và cải thiện dòng chảy màng bồ đào củng mạc. Sự đo lường chính xác của hai đường đầu tiên có khả năng nằm trong mắt người; số lượng qua con đường thứ 3 có thể chỉ hoàn toàn gián tiếp.Mặc dù chúng tôi không tiến hành tonography hoặc đo huỳnh quang, nhưng chúng tôi tin rằng giảm bài tiết thủy dịch, gia tăng chảy qua màng bồ đào củng mạc, hoặc cả hai là cơ chế quan trọng hơn cả trong hạ nhãn áp sau phẫu thuật PHACO không biến chứng trong nhóm của chúng tôi.

Một sô tác giả đặt vấn đề giả thuyết rằng giảm tiết thủy dịch sau phẫu thuật lấy TTT. Hấu hết giả thiết nó tăng và giảm cùng đồng thời. Một biến chứng độc nhất của PHACO không có trong lấy TTT ngoài bao là nhăn bao và chit hẹp bao đó là một di chứng của xé bao. Nó xảy ra ở hầu hết những giả bong bao, chấn thương, viêm màng bồ đào và viêm võng mạc sắc tố và người trẻ cận thị cao. Nhãn áp thấp ở bệnh nhân có những biến chứng này .

Những nghiên cứu thông báo mối liên qua tỷ lệ nghích giữa kích thước xé bao và số lượng giảm nhãn áp. Các tác giả nhận thấy bao xơ sau phẫu thuật TTT gây có kéo hướng tâm lên giải thể mi và có khả năng gây giảm bài tiết thủy dịch mức độ nhất định.

Người ta biết rằng prostaglandin (PG) F2α gia tăng số lượng chảy bằng đường màng bồ đào củng mạc và PGE1 gia tăng bằng con đường mạng lưới bè. Chúng tôi giả thiết rằng cải thiện con đường màng bồ đào củng mạc góp phần

giảm nhãn áp sau phẫu thuật ở mắt không glôcôm với glôcôm góc mở trước phẫu thuật.

Một sô nghiên cứu thông báo hạ nhãn áp nhiều ở bệnh nhân có hội chứng giả bong bao hơn bệnh nhân không có. Bởi vì nguồn chất giả bong và mảnh giả bong được lấy bỏ khỏ phần trước nhãn cầu. Trong nghiên cứu của chúng tôi loại trừ những mắt có hội chứng giả bong bao.

Trong nghiên cứu của Dooley J et al (7) với 120 mắt của 102 bệnh nhân không bị glocom, thấy rằng sau phẫu thuật TTT nhãn áp giảm 3.18 mmHg. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi thì nhãn áp trung bình trước phẫu thuật là 19.42 mmHg, sau phẫu thuật là 17.53mmHg, tức là giảm 1.89mmHg. Như vậy nhãn áp trong nghiên cứu của chúng tôi giảm ít hơn trong nghiên cứu của họ. Điều này cũng chưa giải thích được nguyên nhân rõ ràng.

Fraser và Wormald cũng chứng minh rằng trên bệnh nhân glocom góc đóng thì 57 % bệnh nhân nhãn áp giảm sau phẫu thuật TTT đơn thuần và 30% bệnh nhân nhãn áp giảm sau cắt mống mắt chu biên (19).Họ cũng đã chứng minh được rằng nhãn áp giảm sau phẫu thuật có thể do sự tăng thoát thủy dịch qua góc tiền phòng sau khi nó được mở rộng

Một số nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng nhãn áp hoàn toàn có thể giảm sau phẫu thuật TTT, nên trên các bệnh nhân glocom góc đóng nguyên phát nhãn áp ko ổn định sau phẫu thuật, chỉ định mổ TTT chính là phương pháp điều trị nhằm giảm nhãn áp cho bệnh nhân (24). Trong thời kỳ hậu phẫu sau phẫu thuật TTT, nhãn áp giảm và ổn định ít nhất trong vòng 6 tháng (58), điều đó đúng trên cả mắt không bị glocom cũng như mắt bị một trong 2 loại hình glocom (56).

Như vậy có thể nói sự giảm nhãn áp sau phẫu thuật TTT giữa các nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau, có thể do địa thế, môi trường sống, thời điểm đo nhãn áp khác nhau...Nhưng quan trọng là tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nhãn áp giảm đáng kể sau phẫu thuật TTT đơn thuần, và điều này giúp phẫu thuật TTT trở

thành biện pháp phòng tránh tăng nhãn áp cũng như để điều trị tăng nhãn áp ở một số mắt có glôcôm tiềm tàng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thay đổi độ sâu tiền phòng và góc tiền phòng sau phẫu thuật phaco đặt ttt nhân tạo (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w