II.2.1. Thiết kế.
Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết phải khảo sát để tiến hành lập lưới khống chế đo vẽ. Căn cứ vào mật độ thửa, tỷ lệ đo vẽ, khả năng ngắm hướng và điều kiện cụ thể khu đo để tiến hành bố trí điểm, lập lưới khống chế đo vẽ sao cho:
- Đảm bảo đủ mật độ và cĩ khả năng khống chế đo vẽ các điểm đo chi tiết được thuận lợi nhất.
- Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp đường chuyền và được phát triển dựa trên các điểm tọa độ địa chính từ cấp II trở lên đối với lưới khống khế đo vẽ cấp 1 và từ lưới khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên đối với lưới khống chế đo vẽ cấp 2.
- Lưới khống chế đo vẽ phải được thiết kế trên bản đồ tỷ lệ lớn cĩ trong khu đo trước khi chọn điểm ngồi thực địa.
- Căn cứ vào mật độ điểm khởi tính, lưới đường chuyền kinh vĩ 1, 2 cĩ thể thiết kế dạng đường chuyền đơn hoặc hệ thống cĩ 1 hay nhiều điểm nút.
- Trường hợp đặc biệt đường chuyền kinh vĩ 2 được thiết kế dạng đường chuyền treo. Điểm khởi của đường chuyền treo khơng được dùng điểm cao hơn một cấp thuộc đường treo. Số cạnh đường chuyền treo khơng quá 4. Trường hợp đặc biệt khĩ khăn, được sự cho phép của giám sát viên Sở Tài nguyên và Mơi trường cho từng trường hợp cụ thể, số cạnh đường chuyền treo cĩ thể được tăng lên.
Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản khi thiết kế lưới đường chuyền kinh vĩ 1,2 được thiết kế ở bảng sau:
Bảng 06: Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ:
STT Yếu tố lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1 Chỉ tiêu kỹ
thuật
01 Chiều dài đường chuyền khơng lớn hơn. 900 m
02 Số cạnh nhiều nhất. 15 cạnh
03 Số cạnh từ điểm gốc đến điểm nút hoặc giữa 2 nút. 10 cạnh
04 Chiều dài cạnh đường chuyền ngắn nhất. 20 m
05 Chiều dài cạnh đường chuyền trung bình. 60 m
06 Sai số trung phương đo gĩc khơng lớn hơn. 15”
07 Sai số khép gĩc giới hạn trong đường chuyền. ± 30” n
08 Sai số khép giới hạn trong đường chuyền f[s] khơng lớn hơn. 1/4000 09 Số lần đo gĩc trong đường chuyền:
+ Đối với máy cĩ độ chính xác đo gĩc 1 – 10” + Đối với máy cĩ độ chính xác đo gĩc > 10”
1 lần đo 2 lần đo
10 Số lần đo cạnh trong đuờng chuyền 2 lần đo
II.2.2. Chọn điểm chon mốc.
Điểm được chọn trên cơ sở thiết kế phải nằm ở vị trí ổn định, thuận tiện cho việc đo vẽ chi tiết.
Các điểm đường chuyền kinh vĩ 1, 2 phải được đánh dấu bằng cọc gỗ kích thước (3×3×30)cm, đầu cĩ đinh nhỏ làm tâm (tại các khu vực nền đất) hoặc đinh thép dài 8 đến 10cm tùy thuộc vào độ cứng của nền và cĩ đệm sắt dày 2-3mm, rộng 5×5mm (tại các khu vực nền bê tong, nền nhựa). Các mốc này phải đảm bảo tồn tại trong suốt thời gian thi cơng và kiểm tra cơng trình.
Sau khi hồn thành cơng việc chọn điểm, đĩng cọc phải tiến hành vẽ sơ đồ lưới khống chế đo vẽ để thiết kế các tuyến đo và đồ hình lưới.
II.2.3. Đo ngắm lưới khống chế đo vẽ.
a, Đo gĩc
Gĩc trong lưới khống chế đo vẽ được đo 1 lần bằng các loại máy cĩ độ chính xác nhỏ hơn hoặc bằng 5”. Nếu trạm đo cĩ từ 3 hướng ngắm trở lên phải đo bằng phương pháp tồn vịng, nếu cĩ hai hướng ngắm thì đo bằng phương pháp đơn giản. Chênh lệch giữa hai nửa lần đo và chênh lệch hướng quy “0” phải nhỏ hơn hoặc bằng 10”. Sai số định tâm máy khơng vượt quá 2mm.
Số liệu đo ngắm được ghi vào sổ theo quy định. Được tính tốn, kiểm tra cẩn thận trước khi tính tốn bình sai.
b, Đo cạnh.
Cạnh trong đường chuyền kinh vĩ đo hai lần đo riêng biệt (đo đi và đo về), khoảng thời gian giữa hai lần đo khơng quy định, chênh lệch kết quả giữa hai lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy). Nếu cạnh đo bằng thước thép thì sai số tương đối khơng vượt quá 1/3000.
Máy trước khi đo phải kiểm nghiệm đúng quy định. Số liệu đo được ghi vào sổ theo quy định.
II.2.4. Đường chuyền tồn dạc, cọc phụ.
Để đảm bảo mật độ điểm trạm đo phục vụ cho đo vẽ chi tiết hết các điểm, cần phải xác định thêm các điểm trạm đo bằng phương pháp đường chuyền tồn đạc hoặc cọc phụ.