- Mỏ Cửu Long Nằm ngoài phía đông nam ngoài khơi, Việt Nam đã khai thác dầu tại mỏ này từ năm 1995 Khí đồng hành từ các mỏ dầu chính của
Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 22/10/2008.
Tập đoàn Tân tạo còn may hơn so với một số nhà đầu tư khác vì không phải chịu lỗ khi xây xong dự án điện mà không được EVN mua hoặc mua không hết công suất, trường hợp như tập đoàn xăng dầu Việt Nam PVN và Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam TKV xây xong dự án của mình mới đàm phán giá bán điện với EVN, lý do của việc này là để đảm
bảo chức năng hỗ trợ nhà nước trong lúc thiếu điện trầm trọng, 2 tập đoàn này không thể chờ thời gian đàm phán kéo dài như trường của các nhà ĐTNN, họ vừa xây dựng vừa tiến hành đàm phán nhưng khi xây dựng xong, hai bên mua bán điện không thể thống nhất được giá mua- giá bán điện, kết quả là EVN không mua hoặc mua một phần, và điều này khiến cho các nhà đầu tư bị lỗ.
Hộp 1.7. Tranh cãi giữa EVN và TKV,PVN về giá bán điện.
Tranh cãi giữa EVN và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về giá bán điện của nhà máy nhiệt điện Sơn Động do TKV làm chủ đầu tư. Dự kiến, nhà máy phải phát điện thương mại trong tháng 3 này, nhưng nay, giá điện vẫn chưa được thống nhất.
Tháng 11/2007, TKV đã chào bán mức giá 720 đồng/kWh, nhưng EVN thì chỉ đồng ý mua với giá 678,4 đồng/kWh. Tới tháng 1 vừa qua, TKV tính toán lại, giảm 10 đồng xuống còn 710 đồng/kWh. Tuy nhiên, phía EVN vẫn chưa chấp thuận.
Theo ông Trần Xuân Hoà, Tổng Giám đốc TKV, mức giá trên đã được Tập đoàn tính toán trên cơ sở giảm tối đa chi phí đầu vào, đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án. Còn theo tính toán của EVN, nếu chấp nhận mua giá trên, cộng chi phí truyền tải, phân phối và tổn thất điện năng khoảng 295 đồng/kwh thì tổng chi phí giá điện đến người tiêu dùng sẽ là 1.015 đồng/kWh.
Với sản lượng điện mua từ nhà máy Sơn Động vào khoảng 1,2 tỷ kWh/năm, thì mỗi năm EVN sẽ phải bù lỗ khoảng 144,2 – 173 tỷ đồng.
Do vậy, 2 Tập đoàn này đã phải nhờ đến Bộ Công Thương làm trọng tài giải quyết vấn đề. Tình trạng đàm phán không có hồi kết này đã và đang diễn ra ở nhiều dự án khác.
Dự án nhiệt điện Cẩm Phả ký hợp đồng nguyên tắc mua bán điện từ năm 2006, dự kiến tháng 5 năm 2009 sẽ phát điện thương mại, nhưng mãi đến tháng giữa tháng 3 vừa qua, nhà máy này mới đề xuất chào bán giá 4,65 cent/kWh. Phía EVN cũng chưa có trả lời chính thức do hồ sơ đàm phán chưa đầy đủ. Hai nhà máy Nhơn Trạch 1 và Cà Mau của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mặc dù đã phát điện thương mại, nhưng hiện nay, hợp đồng mua bán điện vẫn chưa ký kết do chưa thống nhất được các điều khoản quan trọng như: Chi phí vận chuyển khí, chi phí vận hành và bảo dưỡng.
Nguồn:http://vietnamnet.vn/kinhte/2009/04/839609/
1.4.1.3 1.4.1.3 Gíá bán điện của nhà đầu tư cho EVN còn thấp.
Gíá bán điện hiện nay chưa phản ánh đầy đủ giá thị trường ngành điện. Do chủ trương trước đây của nhà nước với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, viễn thông, điện lực, hành không, vv… là nhà nước độc quyền nắm giữ, tuy nhiên hiện nay ngành viễn thông đặc biệt là mạng di động giá cước đã giảm đáng kể do các doanh nghiệp mới tham gia thị
trường cạnh tranh làm giá giảm, giá điện còn được nhà nước trợ cấp khá lớn do đảm bảo mục tiêu chính trị xã hội của Đảng là đưa điện đến toàn dân, theo báo cáo của UNCTAD năm 2008 giá điện của VN là tương đương hoặc thấp hơn các nước láng giềng, vì vậy lộ trình tăng giá bán điện đã đươc chính phủ phê duyệt với mức tăng 8,8% năm 2006 và mức tăng 8,92% năm 2009 so với các năm trước đó, vào những năm năm 2010-2012 sẽ tiếp tục tăng giá. Trong cuộc họp báo cho lần tăng giá điện tháng 3 vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã khẳng định: "Việc điều chỉnh giá điện tiệm cận giá thị trường nằm trong chủ trương của Chính phủ đối với các mặt hàng thiết yếu, theo hướng minh bạch và hiệu quả với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy cho nền kinh tế. "Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho nền kinh tế chúng ta hoạt động không hiệu quả thời gian qua là hệ thống giá cả còn bao cấp. Để nhiều loại hàng hoá bị kìm nén tăng giá quá lâu sẽ phá vỡ quy luật thị trường, đến khi bắt buộc phải tăng giá thì sẽ bung ra. Chính phủ sẽ từng bước khắc phục điều này, tuy nhiên sẽ xem xét đến sức chịu đựng của nền kinh tế, có chính sách đến từng khu vực đối tượng thụ hưởng".
Giá điện thấp cũng chính là nguyên nhân nhiều dự án đầu tư vào nguồn điện không thể thực hiện được đặc biệt các dự án nguồn điện sạch như gió, mặt trời vì có chi phí đầu tư cao, và cũng là nguyên nhân của các cuộc đàm phán kéo dài giữa EVN và các nhà đầu tư thời gian qua. Giá điện và mức độ hấp dẫn đầu tư có mối liên quan, giá điện cao sẽ thu hút được các nhà đầu tư, giải quyết tình trạng thiếu điện hiên nay, nhưng ngược lại người tiêu dùng và hàng hóa VN sẽ chịu mức giá cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh của hành hóa VN và của cả nền kinh tế.
1.4.1.4 1.4.1.4 Chưa có các hợp đồng mua bán điện dài hạn PPA dạng chuẩn. Do đặc điểm đầu tư vào ngành điện đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài trung bình mất khoảng trên 10 năm, công nghệ tiến bộ nhằm không gây hại cho môi trường về lâu dài ( các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đang có mức gây ô nhiễm lớn nhất hiện nay, ở Trung Quốc người ta đã phải dỡ bỏ và không xây thêm những nhà máy kiểu này), vì vậy với các dự án có công suất lớn chỉ những nhà ĐTNN có đủ tiềm lực mới tham gia. Đa số các dự án kiểu này nhà ĐTNN đều muốn kí kết các hợp đồng dài hạn, như 2 dự án BOT Phú mỹ thời gian thanh lý hợp đồng là 20 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, ngoài ra còn các dự án nhỏ hơn của các IPPs trong nước thì đa số kí kết các hợp đồng ngắn hạn hoặc mua bán trên thị trường giao ngay. Hiện nay EVN chưa có các hợp đồng PPA chuẩn, lợi ích khi có PPA chuẩn là đơn giản hóa và rút ngắn thời gian kí kết hợp đồng, nhất là các bên đã được xem trước tài liệu sơ bộ ngay từ đầu của dự án, đồng thời giảm được các chi phí pháp lý cho VN và các nhà ĐTNN trong việc đạt được thỏa thuận cuối cùng. Việc soạn thảo các hợp đồng PPA thuộc trách nhiệm của cục điều tiết điện lực ERAV trực thuộc Bộ Công thương, tuy nhiên ERAV mới được thành lập năm 2005 nên có thể chưa đủ các chuyên gia vừa am hiểu về pháp lý, pháp luật, chính sách của VN lại vừa am hiểu và có kinh nghiệm đầu tư trong ngành điện, vì vậy ERAV đang tích cực tuyển thêm các chuyên gia có đủ kỹ năng như vậy, hi vọng VN sẽ sớm có PPA chuẩn.
Các hợp đồng mua bán điện dài hạn thường bao gồm những khoản thanh toán cho việc sẵn có của nhà máy (có nghĩa là nhà máy đang hoạt động và có thể sản xuất điện) và cho sản lượng. Những khoản thanh toán này được gọi là thanh toán công suất và thanh toán năng lượng. Các khoản thanh toán công suất được gắn với một con số theo chỉ tiêu đại diện cho tỉ lệ thời gian trong năm mà nhà máy đó có thể phát điện, có tính đến thời gian bảo dưỡng theo định kỳ và những lúc bắt buộc phải cắt điện. Những khoản này cũng đã tính đến cả thanh toán lãi vay, hoàn trả món vay, lợi suất trên vốn cổ phần, các chi phí cố định hàng năm như lương cho nhân viên, bảo dưỡng hàng năm hay thuế đất. Các khoản thanh toán năng lượng bao gồm những chi phí biến đổi của nhà máy, bao gồm chi phí nhiên liệu và chi phí hoạt động và bảo dưỡng. Trong nhiều trường hợp, nhiên liệu được coi như một chi phí chuyển sang bên mua, tức là đơn vị mua điện tại nhà máy thanh toán dựa trên một mức hiệu suất đã thoả thuận của nhà máy (có nghĩa là cần bao nhiêu kJ năng lượng nhiên liệu để sản xuất ra 1kWh điện).
Nguồn: Báo cáo đầu tư UNCTAD 2008, trang133.
1.4.1.5 1.4.1.5 Hành lang pháp lý chưa đảm bảo.
Nhà ĐTNN tham đầu tư vào ngành điện sẽ chịu điều chỉnh bởi luật chung là Luật đầu tư và Luật Đấu thầu năm 2005 sẽ còn phải tuân thủ theo quy hoạch ngành và Luật riêng đó là quy hoạch ngành điện trong tổng sơ đồ 6, Luật điện lực năm 2004, ngoài ra theo quyết định 2002 về quản lý việc đầu tư và xây dựng các nhà máy điện độc lập, các công trình dạng này sẽ phải tuân thủ theo 2 yêu cầu chính sau:
• Đầu tư vào IPP phải dưới hình thức xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT), xây dựng- chuyển giao- vận hành (BTO), xây dựng- chuyển giao (BT) hay xây dựng- vận hành- sở hữu (BOO).
• Việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện một dự án điện độc lập phải thông qua đấu thầu. Trên thực tế, hình thức phổ biến nhà đầu tư thích là dạng BOT, trong Luật đấu thuần năm 2005 và nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức BOT,BT, BO quy định tất cả các dự án dạng BOT của bất kỳ ngành nào đều phải thông qua đấu thầu công khai trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, cũng như trong các luật và quy định khác,Nghị định cho phép nhà đầu tư tự mình đề xuất dự án, nếu các cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt bổ sung những dự án đó vào trong quy hoạch tổng thể của ngành, việc đàm phán song phương với nhà đầu tư sẽ được thực hiện do vậy không cần đầu tư. Việc hạn chế độc quyền của EVN nhằm bảo vệ các nhà đầu tư bên ngoài (đóng góp 30% sản lượng điện quốc gia) được điều tiết bằng Luật cạnh tranh, tuy nhiên năm 2005 Luật điện lực ra đời làm cho Luật cạnh tranh không mấy tác dụng, ít đi vào thực tế đối với việc hạn chế độc quyền của EVN. Ngoài các quy định của VN về luật, chính sách kể trên thì nhà ĐTNN luôn yêu cầu chính phủ có hợp đông bảo lãnh trong những trường hợp xẩy ra rủi ro từ phía đối tác cụ thể là EVN đặc biệt là các dự án nhiệt điện lớn gân đây như Mông dương 2, Vĩnh tân 1, việc đầu tư trong thời gian kéo dài, giá các nguyên liệu đầu vào thay đổi, tình hình kinh tế- chính trị biến động luôn là những rủi ro tiềm ẩn đối với nhà đầu tư, hơn nữa trong
quá trình thị trường hóa ngành điện VN chưa thể xây dựng được ngay một hành lang pháp đủ đủ mạnh để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, tuy nhiên về dài hạn xây dựng một hành lang pháp lý mạnh sẽ là ưu tiên trong quá trình tái cơ cấu ngành điện. 1.4.2 Nguyên nhân
1.4.1.6 1.4.2.1 Cơ cấu tổ chức độc quyền của EVN
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của EVN trong việc đảm bảo nguồn cung điện, vai trò của EVN trong ngành điện hiện nay, tuy nhiên theo như quy luật trong kinh tế học bất kỳ một tổ chức độc quyền nào cũng sẽ giảm dần hiệu quả hoạt động do không chịp sức ép cạnh tranh trừ khi tổ chức độc quyền này cạnh tranh với thành tích của chính mình trong qua khứ nhưng việc này cũng sẽ không diễn ra được lâu dài, và nguyên nhân của hàng loạt những khó khăn của ngành điện trong thời gian qua như thiếu điện trầm trọng, môi trường đầu tư không hấp dẫn với hàng loạt các thủ tục phiền hà,vv…chính là do cơ cấu tổ chức độc quyền hiện nay của EVN, các chính sách liên quan đến đầu tư trong ngành đều do EVN hoặc các đơn vị của EVN soạn thảo và đề xuất, tình trạng thiên vị cho các đơn vị trong EVN so với các nhà đầu tư bên ngoài là không tránh khỏi, các dự án tốt và tính khả thi cao sẽ được các đơn vị trong EVN biết và tham gia trước, việc chậm trễ trong khâu thủ tục cũng do EVN, EVN đẩy nhanh quá trình đàm phán cấp phép thì dự án sẽ nhanh chóng triển khai và ngược lại một sự chậm trễ của EVN các nhà đầu tư phải chịu,vv…đây là nguyên nhân hàng đầu của những hạn chế trên, nhưng khâu nào nhà nươc phải độc quyền 100% đẻ đảm bảo an ninh năng quôc gia và công cụ cho các chính sách xã hội thì nhà nước sẽ giữ lại còn các khâu khác sẽ là sự tham gia của các thành phần kinh tế cạnh tranh phát triển. 1.4.1.7 1.4.2.2 Giá bán điện đầu ra của EVN bị khống chế.
Việc tranh cãi xung quanh EVN và các nhà đầu tư về mức giá mua điện quá thấp khiến mức độ hấp dẫn trong ngành giảm sút nguyên nhân chủ yếu là khâu phân phối bán lẻ điện còn độc quyền 100% nhà nước, giá bán lẻ điện theo như trong luật điện lực quy định chỉ được phép dao động trong một khung giá nhất định, khung giá này do cục điều tiết điện lực tính toán được trình lên Bộ công thương và Thủ Tướng chính phủ kí quyết định, giá bán lẻ là không thống nhất trên toàn quốc và đối tượng, cụ thể là giá điện cho sinh hoạt thấp hơn giá điện cho sản xuất, trong giá điện sinh hoạt thì ở thành thị thường cao hơn, chính vì vậy trong khâu bán lẻ có hiện tượng bù chéo giữa điện sản xuất cho điện tiêu dùng. Giá bán đầu ra đã bị khống chế rõ ràng là một khó khăn cho EVN khi phải tính toán các chỉ tiêu kinh tế- tài chính nhằm vừa đảm bảo mục tiêu cung cấp đầy đủ điện cho nền kinh tế nhưng phải kinh doanh điện có lãi. Gía điện hiện nay của VN là thấp hơn so với các nước trong khu vực, việc giá điện thấp không khuyến khích được người dân tiết kiệm điện, giá điện thấp cũng thu hút FDI vào đầu tư tăng tỷ lệ lợi nhuận cho nhà đầu tư, không khuyến khích nhà đầu tư đưa công nghệ cao vào VN, vì vậy có chuyên gia cho rằng EVN nên xây dựng một lộ trình tăng giá hợp lý có tính đến cá đối tượng khác nhau trong xã hội như nhưng hộ nghèo, đồng bào dân tộc,vv… để việc tăng giá điện không làm xáo trộn đòi sống người dân, tuy nhiên vè lâu dài chinh sách giá điện sẽ phải tiếp cận thị trường nhằm phản ánh đầy đủ giá cả thị trường của loại hàng hóa đặc biệt này.
1.4.1.8 1.4.2.3 Do đặc điểm đầu tư trong ngành điện.
Đặc điểm đầu tư trong ngành điện chi phối mức độ thu hút FDI trong ngành, không như các ngành sản xuất xuất khẩu, đầu tư trong ngành điện có các đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, vốn đầu tư lớn: Vôn đầu tư cho các công trình thủy điện nhỏ thông thường là trên dưới 1 triệu USD, còn các công trình nhiệt điện cỡ lớn lên đến hàng trăm triệu USD, có công trình như nhiệt điện Mông dương 2 lên đến 1,6 tỷ USD, đây là số vốn rất lớn nếu như tinh theo quy mô vốn đầu tư trên một dự án ở VN, vì vậy việc tham gia các nhà ĐTNN sẽ là những người có kinh nghiệm, tiềm năng ,vốn lớn.
Thứ hai, thời gian đầu tư kéo dài và gặp nhiều rủi ro: Các dự án phát điện kéo dài ít nhất 10 năm có thể thu hồi vốn đầu tư và có lãi tuy thuộc vào quy mô dự án, 2 dự án BOT Phú mỹ hợp đồng kéo dài 20 năm, trong khoảng thời gian này nhà đầu tư phải chịu rủi ro vận hành tức là khi máy móc gặp các sự cố cần phải sửa chữa, còn các rủi ro mang tính khách