0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do tập đoàn Phương Nam Trung Quốc và TKV sẽ cùng làm chủ đầu tư với hình thức BOT với số vốn đầu tư khoảng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.DOC (Trang 26 -29 )

- Mỏ Cửu Long Nằm ngoài phía đông nam ngoài khơi, Việt Nam đã khai thác dầu tại mỏ này từ năm 1995 Khí đồng hành từ các mỏ dầu chính của

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do tập đoàn Phương Nam Trung Quốc và TKV sẽ cùng làm chủ đầu tư với hình thức BOT với số vốn đầu tư khoảng

TKV sẽ cùng làm chủ đầu tư với hình thức BOT với số vốn đầu tư khoảng

1,9 tỷ USD, công suất dự kiến là 1200 MW, sẽ đưa vào vận hành vào năm

2010 - 2011. Việc đàm phán kí kết hợp đồng đã hoàn tất, dự kiến tháng 11

năm 2009 dự án sẽ bắt đầu xây dựng. Hai nhà máy nhiệt điện còn lại là :

Vĩnh Tân 2 ( vốn đầu tư 1,6 tỷ USD) và Vĩnh Tân 3 ( vốn đầu tư là 2,6 tỷ

USD) sẽ do EVN làm chủ đầu tư và dự kiến đưa vào hoạt động trong giai

đoạn từ 2011 – 2015.

1.3.2.4.4 Các dự án IPP trong các KCN-KCX.

Ngoài 4 nhà máy nhiệt điện theo hình thức BOT kể trên hiện có các nhà máy điện nằm trong các KCN-KCX như sau:

Thứ nhất, Nhà máy điện Hiệp Phước do tập đoàn CT&D của Đài Loan đầu tư xây dựng tại Việt Nam dưới dạng IPP gồm 3 tổ máy nhiệt điện dầu có công suất 375 MW, cung cấp điện cho KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và hòa vào lưới điện quốc gia mỗi năm trên 1 tỷ kWh. Đến tháng 9 năm 2006 nhà máy tăng công suất lên 675 MW đồng thời nhà máy kiến nghị EVN và PVN chuyển đổi từ nhiệt điện chạy dầu sang nhiệt điện chạy khí nhằm giảm chi phí sản xuất điện đồng thời giảm ô nhiễm môi trường tuy nhiên EVN không đồng ý do hợp đồng kí kết trước đó đã thỏa thuận EVN và PVN chỉ bán khí tự nhiên từ 2 mỏ Nam côn sơn và Cửu long khi EVN và PVN không dùng hết lượng khí.

Hợp đồng mua bán điện do nhà máy bán trực tiếp cho các khách hàng trong khu chế xuất, khu công nghiệp mà không cần sự có mặt của EVN, tuy nhiên chính phủ quy định biểu giá bán điện trong một khung cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích của các khách hàng mua điện. Khi dư công suất nhà máy sẽ bán cho EVN theo giá trong hợp đồng đã kí. Việc cung cấp điện ổn định cho KCN-KCX Tân thuận và Hiệp phước góp phần đáng kể vào thành công của KCX Tân thuận là một KCX đầu tiên của VN và rất thành công trong việc thu hút FDI, đây cũng là một mô hình thí điểm của VN và EVN về việc xây dựng các IPP cung cấp điện độc lập cho các vùng dân cư hoặc vùng công nghiệp đặc biệt hoặc biệt lập góp phần giảm gánh nặng cho EVN , nhưng đồng thời chính phủ sẽ bị hạn chế trong việc kiểm soát giá bán điện vì vậy mô hình này hiện nay chưa được chính phủ khuyến khích rộng rãi mà sẽ cấp phép cho những dự án tùy thuộc vào mức độ cấp thiết nhu cầu điện và khả năng đáp ứng điện của EVN. Tuy nhiên, nếu chính phủ kiểm soát được giá bán điện hợp lý, ổn định và vấn đề ô nhiễm môi trường thì mô hình này nên được khuyến khích rộng rãi hơn nữa trong tương lai.

Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than Hiệp hưng Formosa do tập đoàn Formosa của Đài loan xây dựng năm 2004 dưới dạng IPP có công suất 150 MW chủ yếu cung cấp điện cho khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 thuộc tỉnh Đồng Nai trong tổ hợp công nghiêp sản xuất sợi, dệt, nhuộm, công suất thừa khoảng 40-60 MW sẽ bán cho EVN phát lên hệ thống. Gía bán điện cho EVN không được tiết lộ nhưng trong hợp đồng giá bán sẽ được điều chỉnh theo giá nguyên liệu than mà công ty mua để sản xuất. Tập đoàn Formosa là nhà đầu tư lớn vào VN, năm 2008 tập đoàn đầu tư 6,7 tỷ USD vào khu công nghiệp sản xuất gang thép vũng ánh Hà tĩnh, tập đoàn xây dựng KCN Nhơn trạch 3 thuộc tỉnh Đồng nai với nhiều nhà máy đa ngành, đồng thời Formosa xây dựng luôn cơ sở hạ tầng phục vụ KCN.

Ngoài 2 dự án IPP lớn nhất kể trên, sản lượng điện không chỉ cung cấp cho chính KCN- KCX mà còn bán cho EVN, 4 nhà máy điện cỡ nhỏ kể dưới đây chỉ cung cấp điện cho các nhà máy trong KCN công suất nhỏ một cách ổn định, chất lượng.

NM nhiệt điện chạy dầu thuộc KCN Nomura- Hải Phòng 56MW do nhà đầu tư Nhật Bản xây dựng vận hành.

NM nhiệt điện thuộc KCN Vê đan 72MW nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai NM nhiệt điện thuộc KCN Amata 13MW nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai NM nhiệt điện thuộc nhà máy đường Bourbon 24MW thuộc tỉnh Tây Ninh 1.4 Hạn chế và những nguyên nhân.

1.4.1 Hạn chế

Mặc dù tiềm năng rất lớn nhưng hiện nay chỉ có 2 dự án FDI dạng BOT và 6 dự án FDI dạng IPP vận hành trong lĩnh vực phát điện, hàng loạt các dự án ngành điện đang kêu gọi đầu tư nhưng chưa được sự tham gia hưởng ứng từ các nhà đầu tư, với các dự án trong nước đầu tư chủ yếu do 2 tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN và tập đoàn than khoáng sản Việt Nam TKV đầu tư, EVN chỉ kí kết các hợp đồng triển khai dự án mà chưa có thỏa thuận cụ thể về công suất bao tiêu hàng năm, về giá mua bán điện, còn với các nhà ĐTNN giá bán điện phải được thỏa thuận trước, sau đó họ mới tiến hành khởi công dự án, vì vậy thời gian đàm phám với EVN rất dài, ảnh hưởng lớn đến thời điểm kinh doanh và nhiệt tình của nhà đầu tư. Các hạn chế và nội dung này bao gồm.

1.4.1.1 1.4.1.1 Chất lượng quy hoạch tổng thể ngành điện còn thấp

Trách nhiệm quy hoạch tổng thể ngành điện mà thường gọi tắt là tổng sơ đồ điện 4, 5, 6 thuộc về Viện năng lượng- một đơn vị nằm trong EVN, tổng sơ đồ điện trình bày tất cả các khía cạnh liên quan đến ngành điện như: Hiện trạng, cơ cấu tổ chức hiện tại, tổng quan về năng lượng, dự báo nhu cầu phụ tải, các chương trình phát triển nguồn điện, lưới điện, phân phối và bán lẻ, vv… trong thời gian 5 năm tính từ năm bản quy hoạch hoàn thành và trình Thủ Tướng, có tính đến 10 năm tiếp theo và tầm nhìn trong 10 năm, chẳng hạn tổng sơ đồ điện 6 tính cho giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến năm 2025. Một bản quy hoạch tốt sẽ dự báo chính xác nhu cầu phụ tải trong tương lai và các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải đó, đồng thời có tính đến độ nhạy cảm khi một vài tham số cơ bản thay đổi. Trong sơ đồ 4 và 5 nhu cầu phụ tải thực tế đều vượt quá dự đoán dẫn đến tình trạng thiếu điện trầm trọng trong những năm vừa qua, một bản quy hoạch tốt và được công khai cho tất cả các bên sẽ giúp các nhà đầu tư tin tưởng và có được các kế hoạch kinh doanh nhanh và chính xác hơn. Tổng sơ đồ điện 6 dự kiến được phê duyệt năm 2006 nhưng bị lùi lại năm 2007 khiến các nhà đầu tư thực sự quan ngại khi họ phải chờ thêm một năm nữa cho các quyết định đầu tư của mình nhằm phù hợp với bản quy hoạch. Các nhà đầu tư cũng lo ngại rằng, bản quy hoạch được giao cho Viện năng lượng thuộc EVN có thể sẽ dẫn đến thiên vị khi các đơn vị trong EVN sẽ được ưu tiên hơn nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận thông tin và trong việc xây dựng các nguồn phát điện mới, vì vậy trong lộ trình cải tổ ngành điện nhiều chuyên gia cho rằng đơn vị xây dựng bản quy hoạch nên độc lập với EVN.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.DOC (Trang 26 -29 )

×