Trong phần này, chƣơng trình PSS/E dùng để mô phỏng đáp ứng của hệ thống, và xem xét tác dụng của TCSC khi có sự cố ngắn mạch 3 pha tại nút 560 Pleiku trong khoảng thời gian 7ms.
Hình vẽ IV-6 mô tả sự thay đổi của dòng công suất trên đƣờng dây HÀ TĨNH - ĐÀ NẴNG khi có sự cố. Trên hình vẽ ta thấy, dòng công suất đƣợc dùng làm tín hiệu điều khiển của TCSC, tổng trở của đƣờng dây đều dao động và tắt dần khi thời gian tăng lên. Tín hiệu điều khiển P và tổng trở của đƣờng dây có hình dáng giống nhau. Sự dao động của tổng trở đƣờng dây cũng thay đổi theo tín hiệu điều khiển của TCSC và tắt dần sau gần 10s sau khi xảy ra sự cố chứng tỏ tác dụng cản dao động của thiết bị TCSC.
Hình vẽ IV-6: Dòng công suất với tín hiệu đầu vào P
Nhƣ đã đƣợc thảo luận trong chƣơng trƣớc, việc lựa chọn tín hiệu điều khiển của thiết bị TCSC là hết sức quan trọng. Trong phần này, tác giả tiến hành mô phỏng khi tín hiệu dòng điện chạy trên đƣờng dây đƣợc chọn làm tín hiệu điều khiển TCSC. Hình vẽ IV-7 vẽ ra công suất, cũng nhƣ tổng trở của đƣờng dây khi tín hiệu điều khiển là dòng điện tải.
Hình vẽ IV-7: Dòng công suất với tín hiệu đầu vào I
Nếu so sánh việc chọn hai loại tín hiệu điều khiển P và I, thì Hình vẽ IV-8 chỉ ra rằng: khi chƣa có TCSC, thì dòng công suất trên đƣờng dây Hà Tĩnh - Đà Nẵng ( base-case: đƣờng màu xanh lá mạ) dao động khá lớn. Khi có TCSC thì dao động tắt nhanh hơn. Tuy nhiên trƣờng hợp dùng dùng tín hiệu P (đƣờng màu xanh dƣơng) có hiệu quả cao hơn trong việc nâng cao ổn định với nhiễu loạn nhỏ.
Trong Hình vẽ IV-9 và Hình vẽ IV-10 chứng tỏ hiệu quả của TCSC trong việc cản dao động góc rotor và công suất của hai nhà máy HÕA BÌNH và HÀM THUẬN. Trong đó HÕA BÌNH đƣợc chọn là nút cân bằng, và nút HÀM THUẬN là nút yếu nhất. trong trƣờng hợp cơ bản dao động nhiều hơn, và khi có TCSC thì dao động ít hơn, hay nói cách khác là HTĐ an toàn hơn..
Hình vẽ IV-10: Góc rotor của nhà máy điện Hoà Bình, Hàm Thuận, Phú Mỹ
4.5 KẾT LUẬN
Trong chƣơng này, đầu tiên tác giả giới thiệu chung về hệ thống điện Việt Nam trong đó có tìm hiểu về hệ thống điện hiện tại, tình trạng vận hành của nhà máy điện và điện năng tiêu thụ, đƣờng dây 500kV, cùng với quy hoạch phát triển năng lƣợng trong giai đoạn 2006-2010-2015.
Nghiên cứu về ổn định với nhiễu loạn nhỏ đối với HTĐ Việt Nam đƣợc thực hiện trong hai mùa đó là mùa khô và mùa mƣa. Lựa chọn điểm đặt TCSC bằng cách dùng phƣơng pháp phần dƣ cũng đƣợc nghiên cứu.
Các mô phỏng về hệ thống điện Việt Nam khi không có TCSC và sau khi có thêm thiết bị TCSC ở trên đƣờng dây HÀ TĨNH - ĐÀ NẴNG cũng đƣợc thực hiện trong chƣơng này.
Phần cuối cùng của chƣơng IV có sử dụng chƣơng trình PSS/E để mô phỏng đáp ứng của hệ thống, và xem xét tác dụng của TCSC khi có sự cố ngắn mạch 3 pha tại nút 560 Pleiku trong khoảng thời gian 7ms, từ đó cho thấy tác dụng cản dao động của TCSC trong hệ thống điện Việt Nam.
CHƢƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN