CÁC ĐỀ XUẤT NHẰm NGĂN CHẶN CÁC SỰ CỐ TAN RÃ hỆ THỐNG ĐIỆN

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng của tcsc trong việc ngăn chặn mất ổn định do nhiễu loạn nhỏ (Trang 45 - 48)

Sự cố tan rã HTĐ thƣờng xuất hiện khi các sự cố xảy ra liên tiếp, có liên quan với nhau, nhƣng nếu các sự cố này xảy ra riêng rẽ thì hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc. Các nguyên nhân dẫn đến sự cố có thể bắt nguồn từ giai đoạn lập quy hoạch và thiết kế các chế độ vận hành hiện hành. Để ngăn chặn các sự cố tan rã HTĐ trong tƣơng lai, một số khuyến cáo trên thế giới đƣợc trích ra từ các tài liệu tham khảo [13], [39], [40]:

1. Giai đoạn qui hoạch và thiết kế:

a. Trong giai đoạn này, dự báo phụ tải nên đƣợc điều tra và nghiên cứu cẩn thận để dự đoán các xu hƣớng tăng tải, và khả năng tải tăng tối đa. Từ đó tính toán thời gian cần xây dựng các đƣờng dây truyền tải mới, hoặc nhà máy điện mới…

b. Thực tế là, việc phân tích tất cả các kịch bản sự cố có thể xảy ra trong HTĐ là không thể, do đó, cần đặc biệt quan tâm đến các sự cố ngẫu

nhiên có xác suất xảy ra cao nhất. Mô hình chính xác của các thành phần HTĐ nên đƣợc sử dụng để phân tích các sự cố ngẫu nhiên và hiện tƣợng trong hệ thống điện.

c. Việc nghiên cứu qui hoạch bình thƣờng thƣờng không thể nắm bắt tất cả các kịch bản có thể xảy ra và dẫn đến tình trạng tan rã HTĐ, do nhiều nguyên khác nhau, và do việc vận hành HTĐ. Trong một sự cố tan rã HTĐ vừa qua, chỉ tiêu an ninh "N-1" rõ ràng là không đủ để cứu vãn HTĐ. Do đó, các tiêu chuẩn an ninh mới dựa trên tiêu chí N- m (m ≥ 2 hoặc 3) cần đƣợc áp dụng để đảm bảo rằng HTĐ phải chịu đƣợc tình trạng mất một số phần tử trong HTĐ.

d. Việc áp dụng các thiết bị điều khiển tự động nhƣ là thiết bị tự động điều chỉnh điện áp, bộ ổn định công suất … cần phải đƣợc bắt buộc đối với các MPĐ.

e. Các bài học kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ phải đƣợc kết hợp vào các kịch bản mới cũng nhƣ sử dụng những kinh nghiệm đã đúc kết đƣợc để giúp phát triển công nghệ mới và cải tiến cho các hệ thống điều khiển và giám sát.

2. Công tác bảo trì:

a. Những nâng cấp các trạm biến áp hiện có và các thiết bị khác thông qua sửa chữa và thay thế các thiết bị quan trọng là công việc cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn sự cố. Việc phát quang hành lang tuyến cũng phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhƣ là một biện pháp phòng ngừa sự cố (đặc biệt là phóng điện từ dây dẫn vào cây cối).

b. Các thiết bị giám sát, điều khiển nên đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên nhằm phát hiện sớm những sự cố xảy ra.

c. Các chƣơng trình đào tạo cho các kỹ sƣ vận hành HTĐ và các nhân viên là hết sức quan trọng và cần đƣợc khuyến khích thực hiện. Các kỹ

sƣ vận hành cần phải có đủ trình độ để họ có thể nắm bắt đƣợc các tình trạng nguy hiểm và từ đó đƣa ra các biện pháp đúng đắn và kịp thời. 3. Các vấn đề liên quan đến vận hành HTĐ:

a. Bảo đảm độ tin cậy, tính dự phòng của các thiết bị điều khiển từ xa và thông tin liên lạc.

b. Nâng cao khả năng ghi nhớ, đặc biệt là trong việc thiếp lập sự đồng bộ hóa về thời gian.

c. Thiết lập các yêu cầu về việc báo cáo các gói dữ liệu đƣợc xác định trƣớc, và tiêu chuẩn hóa việc định dạng dữ liệu.

d. Những ngƣời vận hành và các trung tâm điều khiển HTĐ cần có tinh thần trách nhiệm và hợp tác để có những quyết định cấp thiết và chính xác. 4. Giám sát sự cố [40]: Để tạo điều kiện tìm hiểu biết tốt hơn các nguyên nhân

gây ra tan rã HTĐ và phân tích đầy đủ sau sự cố, cần phải có cả việc phân tích và giám sát các sự cố. Công việc này đã dẫn đến sự phát triển của khái niệm “hệ thống đo lƣờng diện rộng” (WAMS)

a. Tinh chỉnh quá trình nhập, phân tích và báo dữ liệu WAMS. Điều này cũng phải bao gồm việc phát triển nhân viên và các nguồn lực.

b. Thiết lập một Website WAMS để cho phép tự do trao đổi WAMS dữ liệu, tài liệu, và phần mềm và do đó thúc đẩy phát triển nó.

c. Mở rộng việc sƣu tập các sự kiện chuẩn và tín hiệu động để xác định một dải những chế độ làm bình thƣờng của hệ thống.

d. Thực hiện các nghiên cứu liên quan đến khả năng xử lý của hệ thống giám sát. e. Sử dụng đầy đủ các khả năng thƣờng có sẵn trong HVDC và / hoặc thiết

bị FACTS để trực tiếp kiểm tra phản ứng hệ thống để kiểm tra đầu vào. f. Tự động thực hiện các báo cáo sự cố.

Nhanh chóng khôi phục hệ thống là vô cùng quan trọng để giảm thiểu những ảnh hƣởng của sự cố tan rã HTĐ. Do đó, các biện pháp phải đƣợc nghiên cứu để đo lƣờng và giảm thời gian phục hồi HTĐ. Các kỹ sƣ vận hành phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên và thực tập sống trong việc phục hồi hệ thống để đảm bảo rằng họ quen thuộc với các thủ tục phục hồi và có kỹ năng thực hành tốt nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng của tcsc trong việc ngăn chặn mất ổn định do nhiễu loạn nhỏ (Trang 45 - 48)