Tìm hiểu nguồn gây ô nhiễm chính của nhà máy

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp môi trường thực trạng môi trường ở nhà máy xi măng (Trang 39 - 44)

- Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi

4.1.4.3.Tìm hiểu nguồn gây ô nhiễm chính của nhà máy

Các công đoạn trong quá trình sản xuất của Nhà máy đều là nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường. Trong đó tác động tới môi trường không khí là chủ yếu.

Bảng 4.6. Nguồn phát sinh khí thải, tiếng ồn, độ rung do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy

STT Chỉ tiêu theo dõi Nguồn phát sinh

1 Khí thải (CO2, SO2, CO, bụi …)

- Chế biến, nghiền sàng đá vôi

- Bốc xếp nguyên liệu

- Chuyển đổi băng tải và rót nguyên liệu vào két định lượng

- Miệng lò vôi

- Cửa ra lò vôi

- Xilô xuất vôi

- Bãi thải - Vận chuyển 2 Nhiệt - Nghiền liệu - Nghiền than - Nghiền xi măng - Miệng lò - Cửa ra lò vôi 3 Ồn, độ rung - Máy nghiền - Máy đập - Máy trộn - Xilô xuất vôi - Vận chuyển

Khí thải

Các thành phần ô nhiễm có trong khí thải gồm chủ yếu là: khí sufua dioxit, khí cacbon oxit, các khí nitơ oxit, các chất hữu cơ dễ bay hơi, khí cacbon dioxit, bụi cơ học các loại, tro, muội, khói, ...

Việc phát sinh, phát tán các khí thải độc hại sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí chung cho toàn khu vực và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tác dụng bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại đối với

sức khỏe con người được thể hiện như CO2, SO2, NOx với nồng độ cao trong không khí cũng gây những tác động tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn khu vực gần nhà máy. Các khí này cũng là nguyên nhân góp phần phá hủy cơ sở hạ tầng, gây ra các thảm họa thiên tai như mưa axit, phá hủy tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, ...

Khí thải trong quá trình sản xuất xi măng có chứa bụi xi măng chủ yếu từ khâu nung clanke bằng than, khí CO2, SO2, NOx, hơi hydro cacbon, khói đen phát sinh từ lò nung clanke, khói thải của phương tiện vận chuyển, từ các máy móc thiết bị khác như máy nghiền, máy sấy, máy đóng bao, khí được thoát ra theo ống khói cao 40m qua tháp hấp thụ ra môi trường.

Khí thải trong quá trình sản xuất vôi được phát sinh từ miệng lò vôi. Qua quá trình nung vôi và than liên tục với nhiệt độ 1400 - 16000C sẽ phát sinh khí thải ra môi trường.

Bụi

Bụi phát sinh qua các công đoạn như sau:

- Công đoạn khai thác đập nhỏ và vận chuyển đá về nhà máy. - Công đoạn đập và chuyển đá vôi về sân tập kết.

- Đối với nguyên liệu khác như quặng sắt, than, cát: Bụi phát sinh trong quá trình tiếp nhận và vận chuyển trong dây chuyền không qua công đoạn đập do đó bụi phát sinh từ công đoạn xúc và hệ thống băng tải cao su vận chuyển.

- Đối với thạch cao và phụ gia: Nguồn bụi phát sinh trong quá trình bốc nguyên liệu, cấp liệu cho máy nghiền để xử lý cỡ hạt.

- Tại các kho chứa đồng nhất nguyên liệu: Nguồn bụi phát sinh từ các vị trí chuyển đổi băng tải và rót nguyên liệu vào két định lượng.

- Công đoạn nghiền.

- Công đoạn đồng nhất bột liệu và cấp liệu lò nung: Bụi phát sinh trong quá trình đảo trộn ẩm, vê viên, rải liệu.

- Công đoạn nung clanke. - Công đoạn tồn trữ, ủ.

- Công đoạn chứa và đóng bao xi măng.

- Phát sinh trong quá trình vận chuyển đi tiêu thụ.

Nhiệt

Công đoạn sản xuất xi măng có sử dụng nhiệt cho quá trình nghiền liệu, nghiền than, nghiền xi măng, nhiệt độ khí thải khoảng 89 - 900C.

Trong quá trình sản xuất vôi, vôi được sản xuất theo công nghệ liên hoàn nên đá vôi và than được cho liên tục và được nung suốt ngày đêm với nhiệt độ 1400 - 16000C đảm bảo cho vôi được ra lò liên tục.

Tổng các nhiệt lượng thải vào nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao, ảnh hưởng tới môi trường vi khí hậu trong môi trường lao động của nhà xưởng và khu vực, ảnh hưởng tới hô hấp của con người và năng suất lao động.

Tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị trong dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất: từ các máy nghiền, máy đập, máy trộn, … từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm ra vào nhà máy. Cường độ tiếng ồn từ các máy móc lên tới 100 dB, từ các phương tiện giao thông lên tới 90 dB.

Nước thải

Bảng 4.7. Nguồn phát sinh và khối lượng nước thải của nhà máy

Loại nước thải Nguồn phát sinh Khối lượng

Nước thải sinh hoạt

Phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh

hoạt của cán bộ, công nhân viên 1 - 2 m

3/ngày đêm Nước thải sản

xuất

Phát sinh từ quá trình làm mát máy nghiền bi (sản xuất xi măng). Quá trình sản xuất vôi không phát sinh nước thải

20 - 40 m3/ngày đêm

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:

- Nước mưa chảy tràn: vào mùa mưa nước chảy qua khu vực nhà máy vùng tập kết nguyên liệu, sân bãi cuốn theo các chất rắn và bụi xi măng.

- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công

nhân viên nhà máy. Ước tính khoảng 1 - 2 m3/ngày đêm.

- Nước thải sản xuất: phát sinh từ các công đoạn làm mát thiết bị với

khối lượng 20 - 40 m3/ngày đêm.

Chất thải rắn

Bảng 4.8. Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải rắn của nhà máy

Loại chất thải Nguồn phát sinh Đơn vị Khối

lượng

Chất thải rắn sinh hoạt

- Phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên như thức ăn thừa, bao bì nilon, vỏ trái cây …

kg/tháng 20

Chất thải rắn sản xuất

- Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là đá xỉ thải, nguyên vật liệu xi măng rơi vãi, các loại bao bì rách, hộp nhựa đựng dầu mỡ, sét, đất đá, than bẩn không đưa vào sản xuất…

m3/ngày

Không thống kê

được

Chất thải nguy hại

- Giẻ lau dính dầu mỡ, thùng phi đựng dầu mỡ, dầu thải từ thiết bị, máy móc. Một số thiết bị điện hư hỏng như bóng điện, cầu chì, công tắc điện, các bóng đèn chiếu sáng nơi làm việc.

- Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn do quá trình sinh hoạt của công nhân thải ra như thức ăn thừa, bao bì nilon, vỏ trái cây… Thành phần chủ yếu của loại chất thải này là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Lượng rác thải này không lớn nhưng đây cũng là nguyên nhân tạo ra mầm bệnh phát triển, gây ra mùi hôi, tạo điều kiện cho các côn trùng gây bệnh phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại đây.

- Chất thải rắn sản xuất: Chất thải rắn sản xuất chủ yếu là đá xỉ thải, nguyên vật liệu xi măng rơi vãi, các loại bao bì rách, hộp nhựa đựng dầu mỡ, sét, đất đá, than bẩn không đưa vào sản xuất… Các loại chất thải được đổ vào bãi thải có diện tích 100 m2 được đặt ở cuối khu sản xuất. Sau đó được phân loại, đá xỉ thải được bán cho các hộ dân để san lấp đường giao thông.

- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình họat động của khu sản xuất bao gồm: giẻ lau dính dầu mỡ, thùng phi đựng dầu mỡ, dầu thải từ thiết bị, máy móc. Một số thiết bị điện hư hỏng như bóng điện, cầu chì, công tắc điện, các bóng đèn chiếu sang nơi làm việc. Lượng chất thải nguy hại này phát sinh thường xuyên ước tính khoảng 5 kg/tháng.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp môi trường thực trạng môi trường ở nhà máy xi măng (Trang 39 - 44)