Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 27 - 30)

vừa phát huy được nhân tố động lực thúc đẩy sản xuất, vừa phát huy được nhân tố mở đường, hướng dẫn và chế định sư vận động nền kinh tế theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã chọn. Từ việc phân tích, đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường, từ việc hoạch định những chủ trương, chiến lược, mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rằng chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng, kết hợp kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa nhẵm xây dựng một nền kinh tế giàu mạnh, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phát triển trên chính nền tảng của nó. Chúng ta biết sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần để lợi dụng được mọi nguồn lực (vốn, công nghệ – kỹ thuật, trình độ quản lý, kinh nghiệm v.v..) để phát triển kinh tế và tạo ra một cơ chế phù hợp với nhiều hình thức kinh tế còn mang tính chất quá độ ở nước ta. Chúng ta biết sử dụng yếu tố cạnh tranh của cơ chế thị trường và cơ chế kinh tế tự do để thúc đẩy các chủ thể kinh tế không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, đồng thời qua đó để tạo nên những phẩm chất tốt đẹp cho con người mới: năng động, sáng tạo, giàu kinh nghiệm. Chúng ta biết dùng chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư để đảm bảo vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước và tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế hoạt động.

4. Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

4.1. Tạo lập, duy trì và phát triển “tự do hoá kinh tế”.

Đây là một điều kiện có tầm quan trọng đến sự hình thành, tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, là điều kiện tất yếu để sản sinh và nuôi dưỡng tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh và tự chủ. Cho nên các giải pháp cần có là:

- Tiếp tục thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách nền kinh tế đa dạng hoá về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, xoá bỏ nhanh chóng sự kỳ thị và phân biệt đối xử giữa thành phần kinh tế trong quốc doanh và ngoài quốc doanh, tạo điều kiện khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển.

- Đẩy mạnh phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.

- Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nước và ngoài nước. Chú trọng sự đồng bộ về số lượng và nhất là về chất lượng, lấy thị trường trong nước làm cơ sở còn thị trường ngoài nước là quan trọng.

- Tạo môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế hoạt động, lợi dụng được sự đầu tư của các nguồn lực nước ngoài.

4.2. Xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, một điều kiện cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là một điều kiện không thể thiếu và đã được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Thực chất đó là sự tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại đất nước nhằm mục tiêu xây dựng một nền kinh tế cân đối, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phát triển trên chính nền tảng của nó.

4.3. Tạo hành lang và cơ chế bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế thị trường.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong mọi ngành, mọi lĩnh vực.Xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

- Củng cố, tăng cường năng lực và hiệu lực của Quốc hội. Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Tạo ra một hành lang pháp lý trong sạch, công bằng và ổn định cho mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng và phát triển.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển thành phần kinh tế Nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Phát triển doanh nghiệp Nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ quan trọng, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Xây dựng các tổng công ty Nhà nước, các tập đoàn kinh tế vững mạnh. Đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền sở hữu và quyền kinh doanh.

C. Kết luận

Kinh tế thị trường đã ra đời và phát triển qua nhiều giai đoạn và cho đến nay nó vẫn là kiểu kinh tế – xã hội tiến bộ nhất. Trải qua các giai đoạn kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện và được áp dụng trên nhiều quốc gia. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam mặc dù mới ra đời cách đây hơn một thập kỷ nhưng cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, không ngừng vận động và luôn biến đổi dưới sự tác động của nhiều yếu tố, nhiều mâu thuẫn cả bên ngoài lẫn bên trong nền kinh tế thị trường. Như thế, trải qua các giai đoạn lại hình thành nên những yếu tố mới khiến cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có sự phân tích và giải quyết kỹ lưỡng chi tiết và kịp thời từng yếu tố, từng mâu thuẫn. Chính vì vậy quan điểm lịch sử cụ thể luôn là quan điểm gắn liền với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Qua đó chúng ta cũng nhận mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có tự thân của tất cả các sự vật, hiện tượng trong bản thân thế giới khách quan… Do đó trong hoạt động thực tiễn phân tích từng mặt độc lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản chất khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Chúng ta cần nắm vững nguyên tắc để giải quyết mâu thuẫn. Đó là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập diễn ra theo luật phá vỡ cái cũ để thiết lập cái mới hơn. vì vậy, trong đời sống xã hội, mọi hành vi đấu tranh cần được coi là chính khi nó thúc đẩy sự phát triển.

Trong quá trình hình thành và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tất yếu có sự nảy sinh của các mâu thuẫn. Chủ trương lãnh đạo của Đảng là rất đúng đắn nhưng trong quá trình thực hiên cũng không tránh khỏi một số sai lầm, thiếu sót. Những mâu thuẫn đó đòi hỏi chúng ta giải quyết, có như thế nền kinh tế mới phát triển theo đúng nghĩa của nó. Với tư cách là sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, chúng ta cần phải không ngừng nghiên cứu, học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao phẩm chất về mọi mặt để có thể đóng góp công sức của mình vào quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 27 - 30)