Tính thống nhất giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò to lớn của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 25 - 27)

nghĩa và vai trò to lớn của Đảng và Nhà nước.

Trên đây chúng ta đã đi vào phân tích một số mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những mâu thuẫn đó luôn chứa đựng cả hai mặt đấu tranh và thống nhất. Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà nước ta đã kết hợp kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào, tức là đã thống nhất chúng như thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Từ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ VII, Đảng và Nhà nước ta đã chọn con đường kết hợp giữa cái chung kinh tế thị trường với cái đặc thù định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có ý kiến cho rằng kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa như “nước với lửa” làm sao có thể kết hợp được với nhau? Nhưng kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành quả chung của văn minh nhân loại tồn tại qua nhiều phương thức sản xuất xã hội khác nhau. Bên cạnh những phạm trù kinh tế, và quy luật kinh tế chung, kinh tế thị trường còn có những đặc điểm riêng gắn liền với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, với bản chất của chế độ xã hội trong đó nó tồn tại qua mỗi giai đoạn lịch sử. Đúng là kinh tế thị trường đã đạt tới đỉnh cao dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng không vì thế mà đồng nhất kinh tế thị trường là kinh tế tư bản chủ nghĩa hay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta đã biết sử dụng “bàn tay vô hình” của cơ chế thị trường và các chính sách, cơ chế, kế hoạch, luật pháp để điểu tiết kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã chỉ rõ rằng bản chất của kinh tế thị trường không phải hoàn toàn tiêu cực, xấu xa như ngừơi ta lầm tưởng trước đây, mà nó có những yếu tố tích cực và tiến bộ không thể phủ nhận: nó tạo động lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất, làm thay đổi cung cầu theo hướng có lợi cho sản xuất và cải thiện đời sống. Điều quan trọng là chúng ta cần đảm bảo đúng “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong từng bước phát triển của nền kinh tế.

Nói “định hướng xã hội chủ nghĩa” là nhấn mạnh tính chủ động của Đảng trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường. Đảng định hướng kinh tế thị trường theo chủ nghĩa xã hội thể hiện ở các lĩnh vực lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đường lối chính sách kinh tế thị trường với mục tiêu vì lợi ích của nhân dân, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh đó, Đảng uốn nắn những lệch lạc, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm tính chính trị trong sự phát triển của kinh tế, làm cho kinh tế vừa có tốc độ tăng trưởng nhanh và năng suất lao động cao, có lực lượng sản xuất không ngừng lớn mạnh, vừa đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, hạn chế bất công và bóc lột, chăm lo và bảo vệ lợi ích của đại đa sô nhân dân lao động. Đảng ta là nhân tố quyết định bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, song Đảng

không trực tiếp can thiệp vào nền kinh tế thị trường mà Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.

Như vậy, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng, đó là:

- Nhà nước quản lý ở tầm vĩ mô trên cơ sở nắm vững thị trường để phát huy cao độ những mặt tích cực, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường để phát triển kinh tế, phục vụ lợi ích của đa số nhân dân lao động nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Nhà nước đã từng bước lợi dụng cơ chế cạnh tranh của thị trường và tự do hoá sản xuất kinh doanh để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất và mọi nguồn lực. Nhà nước hạn chế tối đa những mệnh lệnh hành chính để hoạt động thị trường được diễn ra chủ yếu dựa trên sự hướng dẫn của các quy luật của kinh tế thị trường. Nhà nước xây dựng thị trường thống nhất trong cả nước, phát triển đồng bộ các loại thị trường. Điều đặc biệt quan trọng là Nhà nước đã và đang xây dựng các chính sách, công cụ kinh tế vĩ mô như: luật pháp, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chính sách tài chính - tiền tệ - giá cả, chính sách lao động - việc làm - thu nhập, chính sách xã hội v.v.. để hướng sức mạnh thị trường đi đúng hướng và tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho các chủ thể kinh tế hoạt động.

Nhà nước thực hiện chức năng xã hội điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội chủ nghĩa bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả xã hội. Khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, ở nước ta, ngay từ đầu Nhà nước đã tham gia điểu tiết nền kinh tế nhằm hạn chế kịp thời những mặt tiêu cực tự phát và đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động. Nhà nước xây dựng một hệ thống chính sách xã hội để giải quyết được công bằng lợi ích, kích thích con người sáng tạo, thu hẹp khoảng cách của phân hoá giàu nghèo, từng bước xoá bỏ bất công và đảm bảo công bằng xã hội.

- Nhà nước ta đã và đang xây dựng một hệ thống kinh tế Nhà nước vững mạnh vì đây là nhân tố quy định và đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Xây dựng khu vực kinh tế Nhà nước vững mạnh chính là tăng cường thực lực kinh tế của Nhà nước để làm chỗ dựa, đảm bảo ổn định kinh tế, định hướng cho các thành phần kinh tế khác. Kinh tế Nhà nước là lực lượng vật chât quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chúng ta đang tiến hành xây dựng các tổng công ty Nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nuớc và quốc tế.

Như vậy, giai cấp tư sản đã lợi dụng được kinh tế thị trường để phát triển chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam cũng biết vận dụng kinh tế thị trường, vận dụng sự thống nhất giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thì kinh tế thị trường là cái chung, còn định hướng xã hội chủ nghĩa là cái đặc thù, cái chủ đạo để xây dựng

Một phần của tài liệu Phương hướng giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w